Table Of Contents [hide]

    Đất nước Úc là chốn dừng chân lý tưởng cho hàng triệu sinh viên quốc tế. Thế nhưng, nhiều sinh viên Châu Á lo lắng, liệu du học Úc có tồn tại phân biệt chủng tộc không? Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm ra câu trả lời nhé!

    1. Thực trạng du học sinh tại Úc: Có tồn tại phân biệt chủng tộc?

    Cộng đồng người Trung Quốc toàn thế giới chống bài ngoại thông qua MXH. Photo: James Rhee/Vox

    Chủ đề phân biệt chủng tộc đối với du học sinh Châu Á tại nước Úc đã từng khiến giới báo chí tốn không ít giấy mực. Trong cuộc khảo sát của đại học Western Sydney, đa số trường hợp phân biệt chủng tộc diễn ra ở các nhà hàng ăn (15,5%), song đứng thứ hai là phân biệt chủng tộc ở môi trường giáo dục (14,5%).

    Khi đại dịch hoành hành, vấn đề phân biệt đối xử với sinh viên gốc Á ngày càng trở nên căng thẳng. Tạp chí The Guardian cho biết, chỉ trong 2 tuần, tổ chức Asian Australian Alliance ghi nhận 178 báo cáo về hành vi phân biệt đối xử với người Châu Á trên đất Úc. Trên các tờ báo Việt, nhiều thông tin về kỳ thị người Châu Á trong dịch COVID đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Sinh viên Châu Á có thể bị đối xử bất bình đẳng tại trường học, bị xúc phạm bằng lời lẽ hay bị tấn công thể chất. Thậm chí, một người gốc VIệt từng bị nhầm với người Trung Quốc và chịu hành vi miệt thị từ công dân Úc.

    Tuy nhiên, đừng nhìn vào mặt tối của du học Úc mà vội bỏ qua xứ sở chuột túi mộng mơ này. Đất nước Australia còn nhiều điều đợi bạn khám phá và tận hưởng đấy!

    2. 5 lý do khiến Úc vẫn là thiên đường du học của sinh viên Châu Á

    Nạn phân biệt chủng tộc không chỉ xảy ra ở Australia mà cả nước Pháp, Mỹ và Anh đều có hiện tượng này. Hơn thế, nước Úc vẫn xứng đáng là nơi gửi gắm thanh xuân của du học sinh Châu Á bởi:

    A. Nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới

    Suốt nhiều năm liền, các trường đại học tại Úc vẫn giữ vị trí trong top 100 trường đại học tốt nhất thế giới. Nền giáo dục ở Úc phong phú, không đặt nặng lý thuyết và chú trọng vào tính hiệu quả. Một trong những cái tên đảm bảo uy tín cho nền giáo dục nước Úc là đại học RMIT, đại học Melbourne và đại học Sydney.

    B. Khí hậu ôn hòa

     Sinh viên Việt Nam không cần phải lo lắng về thời tiết vì Úc có khí hậu gần giống Việt Nam. Nước Úc có ⅓ lãnh thổ mang khí hậu nhiệt đới, còn lại là ôn đới với mùa đông không buốt lạnh, hầu như không có tuyết.

    C. Thị thực thuận lợi và không chứng minh tài chính

    Từ năm 2016, chính phủ Úc áp dụng diện visa du học Úc SSVF (Simplified student visa framework ). SSVF đánh giá dựa trên độ tin cậy đối với quốc tịch và hệ thống giáo dục, trong đó diện Streamline thuộc diện ưu tiên và không cần chứng minh tài chính, còn diện Regular vẫn phải chứng minh trình độ tiếng anh và kinh tế.

    D. Nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế, đặc biệt là trong đại dịch 

    Nước Úc là một trong những quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời ban hành các chính sách phúc lợi nhằm hỗ trợ sinh viên quốc tế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID. Đó là hỗ trợ tài chính từ các tổ chức cộng đồng, chính sách tăng giờ làm việc (đối với sinh viên ngành chăm sóc sức khỏe người già, người khuyết tật) và chính sách hoãn thời gian nộp học phí, hỗ trợ học phí của các trường đại học.

     Xem thêm tại: DU HỌC ÚC NĂM 2021: BẢO HIỂM VÀ CƠ HỘI PHÚC LỢI HẤP DẪN NHẤT

    E. Cơ hội định cư rộng mở: 

    Sinh viên quốc tế được phép làm thêm tới 20 giờ/tuần, điều này giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc. Sinh viên diện post-study work visa có thể được ở lại Úc làm việc từ 1,2 đến 3 năm tùy vào bằng cấp. Ví dụ, sinh viên bằng cử nhân có thể được ở lại tới 3 năm để làm việc.

    3. Phải làm gì khi bị phân biệt chủng tộc ở Úc?

    Sau đây là một số lời khuyên và thông tin quan trọng nhằm giúp bạn tự bảo vệ bản thân:

    A. Nếu không có hành vi bắt nạt bằng bạo lực

     Hãy lên tiếng. Bạn nên trực tiếp nói với người có hành vi kỳ thị rằng bạn có quyền được đối xử bình đẳng và hành vi của họ có thể bị truy tố dưới pháp luật.

    B. Nếu bạn bị hành hung, đe dọa và không thể kiểm soát được tình hình

    Hãy liên hệ với cảnh sát. Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi Triple Zero (000); Trong trường hợp không khẩn cấp, liên hệ Đường dây hỗ trợ của cảnh sát (131 444).

    C. Nếu liên hệ trực tiếp không giải quyết được tình hình 

    Bạn có thể gửi khiếu nại tới Ủy ban nhân quyền Úc (AHRC) qua website hoặc số điện thoại.

    D. Hội đồng chính phủ Úc (COAG) 

    Hội đồng chính phủ Úc đã đồng ý thành lập một ủy ban tư vấn sinh viên quốc tế, cho phép sinh viên quốc tế bày tỏ quan điểm về các vấn đề ảnh hưởng đến việc học tập, sinh sống của họ tại Úc.

    Đặc biệt, các thông tin về vấn đề an toàn cá nhân, dịch vụ hỗ trợ sinh viên, quyền thuê nhà… được cổng thông tin Study in Australia cung cấp một cách đầy đủ, có thẩm quyền và chính xác dành cho sinh viên.

    E.Tham gia vào các tổ chức chống phân biệt chủng tộc 

    Bạn có thể tham gia vào các tổ chức, phong trào chống phân biệt chủng tộc như Harmony week của chính phủ Úc.

    Vấn đề phân biệt đối xử với sinh viên Châu Á đòi hỏi nhiều thời gian để giải quyết, và du học sinh tại Úc buộc phải tìm cách thích nghi cũng như khắc phục vấn nạn này. Các sinh viên Việt Nam nên tự nhận thức những rủi ro có thể gặp phải khi du học, đồng thời nhận biết các đường dây hỗ trợ khi rơi vào hoàn cảnh bị miệt thị do màu da sắc tộc. Về những vấn đề có thể gặp phải cũng như cách khắc phục, hãy liên hệ Student Life Care để được tư vấn đầy đủ nhất nhé!

    Trần Ngọc Hà
    Trần Ngọc Hà
    (Chưa có thông tin mô tả)