Là một sinh viên, việc chuẩn bị một profile hoàn chỉnh trước khi tốt nghiệp là một việc nên làm. Công việc này giúp sinh viên tiết kiệm được thời gian trong tương lai cũng như tạo động lực để đạt được nhiều thành tựu hơn.
Trong đó, LinkedIn được đánh giá là một mạng lưới kết nối học thuật khá chuyên nghiệp. Đồng thời, đây cũng là platform đầy tiềm năng cho người dùng tìm việc bằng cách post Hồ sơ ứng tuyển (CV) hoặc tìm người thông qua cách đăng thông tin việc làm.
Về phía sinh viên, xét trường hợp là những người đang tìm việc, set up LinkedIn profile một cách phù hợp sẽ giúp gia tăng cơ hội tìm được công việc mong muốn cao hơn cũng như kết nối được với những cá nhân có cùng định hướng nghề nghiệp. Vậy có những bí quyết nào để nâng tầm LinkedIn profile cho đối tượng sinh viên? Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết này.
1.Chọn ảnh đại diện chuyên nghiệp
Nghiên cứu cho thấy, trong LinkedIn, profile với ảnh đại diện nhận được lượt view cao gấp 14 lần so với tài khoản không để ảnh. Việc để ảnh đại diện không chỉ đơn giản cho người khác thấy được bạn trông như thế nào mà nó còn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có quan tâm đến profile của mình và thực sự nghiêm túc tìm việc.
Có ảnh là một chuyện, còn ảnh đại diện như thế nào là một câu chuyện khác. Thông thường, cách an toàn và hiệu quả nhất vẫn là để ảnh đại diện bằng một ảnh headshot gần nhất của bạn với màu nền trung tính. Tốt hơn nữa, bạn có thể chọn ảnh bạn cười vì nó dễ tạo thiện cảm cho người nhìn hơn. Sự đơn giản, trực diện và gần gũi tạo nên một tổng thể hoàn thiện cho một bức ảnh đại diện chuyên nghiệp trên LinkedIn.
2. Tạo phần Mở đầu và Tóm tắt lôi cuốn người đọc
Phần mở đầu này là cơ hội để bạn giới thiệu ngắn gọn về bản thân mình với tất cả mọi người. Bên cạnh ảnh profile, Headline và Summary là yếu tố quan trọng không kém trong việc tạo ấn tượng tốt cho người đọc về bạn ngay lần đầu tiên.
Mở đầu (Headline)
Câu headline chỉ cần ngắn gọn bạn là ai và bạn mong muốn điều gì (ví dụ: Mình là sinh viên Marketing đang tìm kiếm vị trí internship marketing mảng social media).
Tóm tắt (Summary)
Đến phần summary, chúng ta sẽ đi kỹ vào chi tiết hơn nhưng cần ngắn gọn và đúng trọng tâm. Điều này được hỗ trợ bởi cách sử dụng các từ khoá. Profile LinkedIn có thể tìm kiếm trên mạng được, vì vậy, sử dụng từ khoá một cách hợp lý và thông minh sẽ giúp các bạn sinh viên nổi bật trong ngành công nghiệp mà bạn hướng đến.
3. Kinh nghiệm không nhất thiết chỉ là về làm việc
Những kinh nghiệm liên quan đến việc làm, chương trình thực tập hay tình nguyện chắc chắn sẽ là những điều tối thiểu cần có ở LinkedIn profile của bất kì sinh viên nào. Tuy nhiên, những yếu tố khác liên quan đến trình độ học vấn, các môn bạn đã học, các ngôn ngữ bạn có thể sử dụng hay những kỹ năng, tài lẻ bạn sở hữu, hoạt động ngoại khoá bạn đã tham gia được xem là công cụ quan trọng giúp bạn nổi bật hơn hàng nghìn ứng viên khác.
Bạn có thể nhờ các kết nối (connections) trên tài khoản LinkedIn của mình chứng thực các kỹ năng của bạn và viết vài dòng đề xuất đơn giản. Điều này rất có giá trị trong việc tăng tính tin cậy và độ chuyên nghiệp cho LinkedIn profile của sinh viên. Nghiên cứu cho thấy rằng LinkedIn profile sẽ nhận được lượt view cao gấp 13 lần nếu có đề cập các kỹ năng (skills) như gợi ý như trên.
4. Thể hiện Sự hiểu biết và Sở thích cá nhân
Set up profile LinkedIn không chỉ dừng lại ở việc bổ sung đầy đủ các thông tin cá nhân LinkedIn yêu cầu mà đây còn là về việc nhân rộng sự ảnh hưởng của profile của bạn trên LinkedIn platform. Để gầy dựng tầm ảnh hưởng trên LinkedIn, các bạn sinh viên được khuyên đầu tư thời gian và công sức, chuyển những đoạn văn về ý kiến cá nhân thành dạng blog hay viết về các dự án cá nhân hoặc dự án bạn đã từng tham gia.
Ngoài ra, đăng nhưng bài báo mà bạn cảm thấy hứng thú hoặc bình luận vào những bài đăng liên quan đến ngành nghề của bản thân cũng là những cách khác để tăng độ phủ sóng của bạn trên LinkedIn. Đặc biệt, tương tác với các connections của bạn cũng là một cách để kết nối với cộng đồng, và lan toả sự phổ biến của LinkedIn profile của bạn hơn.
5. Kết nối thông minh
Số lượng không bằng chất lượng
Tăng độ nhận viết cho profile bằng cách mở rộng kết nối là một điều hoàn toàn được ủng hộ. Tuy nhiên, số lượng vẫn không bằng chất lượng, trong trường hợp này. Là sinh viên, các kết nối của bạn phần lớn nên là với giảng viên, bạn cùng lớp và đồng nghiệp. Từ các kết nối này, bạn sẽ có nhiều cơ hội được biết nhiều người cùng lĩnh vực hơn nhờ vào đề xuất kết nối chung. Khi đó, tầm ảnh hưởng LinkedIn của bạn sẽ đi lên từ từ một cách hiệu quả.
Trong khi đó, tạo kết nối vô tội vạ với nhiều người khi bạn thậm chí không biết họ là ai, làm gì, ở đâu chỉ nhằm mục đích tăng số lượng connections là một điều khá vô nghĩa. Nó còn vô tình làm giảm mức độ chuyên nghiệp cho LinkedIn profile của bạn ở một khía cạnh nào đó.
Các chức năng hỗ trợ mở rộng connections
Vì vậy, dành thời gian để viết một tin nhắn mang tính cá nhân ngắn gọn súc tích mỗi khi thêm mới kết nối sẽ giúp bạn có thêm nhiều kết nối đúng nghĩa. Nếu bạn có bạn chung trong connection, chức năng ‘Request an introduction’ là một lựa chọn hay để tìm hiểu, nối kết với nhau.
Bên cạnh đó, LinkedIn’s alumni tool (tạm dịch: công cụ tìm kiếm cựu sinh viên) để tìm kiếm những đối tượng đã tốt nghiệp từ tổ chức giáo dục mà bạn đang theo học. Họ có thể là những cá nhân thành công đã và đang làm việc trong lĩnh vực ngành nghề mà bạn mơ ước. Kết nối với họ là một điểm cộng cho việc xin những lời khuyên hữu ích hoặc nghe những kinh nghiệm hay ho mà chính họ đã đúc kết được trong suốt khoảng thời gian học và làm việc như những gì bạn đang làm lúc này. Và cứ thế, độ phổ biến lại được nhân thêm!
Hy vọng các tips trên đã giúp các bạn sinh viên có những khái niệm rõ ràng hơn về LinkedIn cũng như cách tạo profile LinkedIn chuyên nghiệp, chuẩn mực cho đối tượng sinh viên.
Nguồn: 5 tips to bring your LinkedIn student profile to the next level - La Trobe University