Table Of Contents [hide]

    Truyền thông trong thời đại số ngày nay đóng vai trò vô cùng thiết yếu, đem các dịch vụ, cơ sở kinh doanh đến người tiêu dùng. Ngày xưa,  truyền thông là đài radio của ông bà ta, đến TV từ thế hệ cha mẹ đến chúng ta hiện tại, và mạng xã hội đang phủ sóng như vũ bão ngày nay. Nếu cân nhắc thử sức với mảng này, thì liệu các bạn đã biết rõ khái niệm truyền thông, làm cách nào để biết bản thân có phù hợp với truyền thông chưa ? Vậy hãy đọc kỹ bài viết dưới đây nhé!

    1. Ngành truyền thông là gì ?

    Truyền thông là một ngành học được thiết kế để dạy cho bạn cách truyền đạt thông tin hiệu quả nhất và áp dụng nó cho các lĩnh vực khác nhau như giải trí - truyền hình, luật hay kinh doanh. Các môn học của truyền thông có điểm tương đồng và liên quan tới các ngành như quan hệ công chúng, quảng cáo hay báo chí. Khi trở thành một sinh viên ngành  truyền thông, bạn sẽ được học một số bộ môn quan trọng, cần thiết bao gồm marketing, xã hội học và kinh doanh, cũng như các môn học  thuộc nhánh truyền thông như nghiên cứu truyền thông đại chúng và báo chí.

    2. Liệu truyền thông có phù hợp với tôi ?

    Khi bước chân vào chuyên ngành này, bạn cần phải có một tầm hiểu biết sâu rộng về ảnh hưởng của nó tới các lĩnh vực khác. Sau đây là một số câu hỏi bạn có thể tự vấn trước khi dấn thân vào ngành truyền thông:

    • Tôi có cảm thấy tự tin với khả năng viết và nói của mình không?
    • Tôi có thích học một loạt các môn học bao gồm xã hội học, tâm lí học và nghiên cứu truyền thông đại chúng không?
    • Liệu tôi có khả năng chịu đựng và tiếp thu các chỉ trích và góp ý từ giáo sư và các bạn cùng học với mình?
    • Tôi có thuần thục làm nhiều công việc cùng một lúc và làm nhiều dự án/môn học trong cùng một thời điểm không?
    • Liệu tôi có dành tâm huyết để tìm thực tập hoặc việc làm trong thời gian học đại học để nâng cao kinh nghiệm thực tiễn của mình?

    3. Với một tấm bằng truyền thông, tôi có thể làm gì ?

    Vì truyền thông là một ngành học rộng và bao quát, bạn có nhiều sự lựa chọn cho sự nghiệp của mình trong tương lai. Một số ngành nghề phổ biến có thể kế đến như: 

    • Quan hệ công chúng với chức vụ như Public Relation Manager (Quản lý Quan hệ công chúng), Event Planner (Tổ chức sựu kiện), v.v
    • Báo chí
    • Luật
    • Marketing
    • Copywriting với những công việc như Content Writer (Người viết nội dung), Blogger hay Vlogger là những công việc trending những năm gần đây.

    Xem thêm: DU HỌC CÙNG 4 KINH NGHIỆM HỮU ÍCH KHI ĐI LÀM THÊM

    4. Du học trường nào nếu muốn học ngành Truyền thông ? 

    Nếu lựa chọn Úc, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội cho bản thân khi ở quốc gia này có nhiều ngôi trường đào tạo tới hơn 10 khóa học ngành Truyền thông như University of Melbourne với hơn 20 chương trình hay University of Sydney với hơn 10 chương trình. Hay như đại học University of Queensland với hơn 90 khóa học truyền thông. 

    Các quốc gia khác có thể lựa chọn không tồi như Anh với University of Oxford, được THE TIMES bình chọn là đại học Top 1 trên Thế giới hay University of Cambridge, đứng ở vị trí thứ 6 trên Thế giới, đều là những đại học uy tín để gửi gắm ước mơ du học Truyền thông của các du học sinh tương lai. 

    5. Ngành truyền thông có “cá kiếm” không?

    Mức lương của ngành này khá đa dạng vì chủ yếu tuỳ thuộc vào con đường sự nghiệp mà bạn chọn sau khi tốt nghiệp. Trong khi các chuyên gia mảng quan hệ công chúng có thể kiếm được lương từ 40.000 - 45.000 USD/năm cho các công việc dạng entry-level, thì lương khởi điểm của các luật sư bắt đầu từ khoảng 55.000-60.000 USD và nhanh chóng tăng dần theo thời gian cùng kinh nghiệm.

    Truyền thông là ngành không phủ nhận đang vô cùng lên, thu hút rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cũng vì sự phát triển muộn, sự hiểu biết về ngành học này và định hướng vẫn còn nhiều mơ hồ. Hy vọng qua bài biết này, các bạn học sinh có thêm hiểu biết để đặt nguyện vọng ngành truyền thông vào hồ sơ đại học của mình hơn. Hãy liên lạc qua Student Life Care hoặc WikiAbroad nếu còn mơ hồ trong việc chọn trường nhé!

    Trần Hạnh
    Trần Hạnh
    (Chưa có thông tin mô tả)