Hãy xác định ngành học đầu tiên.
Nếu không xác định ngành học ngay từ đầu, học sinh, sinh viên sẽ dễ rơi vào trường hợp bối rối, mông lung khi phải lựa chọn giữa hàng nghìn trường Đại học. Hiện nay, hầu hết các trường đại học thường có chương trình đào tạo đa ngành đa nghề nên việc chọn ngành học phù hợp với bản thân sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mỗi nước và mỗi trường sẽ có những ngành học thế mạnh khác nhau. Chúng ta có thể kể tới trường Đại học Melbourne tại Úc với nhóm ngành nổi bật là khoa học sinh học hay các trường với chuyên ngành nghệ thuật. Đương nhiên, để chọn đúng ngành học cho bản thân, các bạn sẽ cần phải cân nhắc tới khả năng, đam mê, sở trường của bản thân. Đừng lo lắng nếu cảm thấy quá khó để tìm ra ngành học phù hợp, các bạn luôn luôn có thể tham khảo lời khuyên từ mọi người xung quanh và bàn bạc kỹ lưỡng cùng gia đình.
Danh tiếng không phải là tất cả.
Tất nhiên là những bảng xếp hạng (như University Rankings) có thể là một trong những yếu tố để bạn lựa chọn ngôi trường đó, nhưng lời khuyên của từ WikiAbroad là hãy đề cao tiêu chí phù hợp với bản thân nhiều hơn. Một trường đại học đạt thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng uy tín thế giới chưa chắc sẽ có chương trình đào tạo nổi bật liên quan đến ngành học bạn mà bạn đam mê và muốn theo đuổi. Chẳng hạn, với Stanford University - một trong những trường Đại học danh tiếng nhất thế giới, nếu muốn theo học chuyên ngành nghệ thuật, đây có thể sẽ chưa phải là sự lựa chọn tốt nhất mà bạn có thể có. Do đó, hãy tìm hiểu thông tin về ngành học kỹ lưỡng để tìm ra ngôi trường phù hợp nhất cho bản thân!
Đại học không phải là con đường duy nhất.
Nền giáo dục ở nước ngoài khá đa dạng, do vậy nếu không có thành tích học tập quá xuất sắc hoặc khả năng tài chính không đủ, vẫn sẽ luôn có những cách thức khác để theo đuổi ước mơ du học.
Tại Mỹ, bạn có thể cân nhắc tới các lựa chọn khác ngoài bậc Cử nhân như: học 2 năm tại trường Cao đẳng Cộng đồng (Community College), tham gia chương trình dự bị đại học (Pathway Program) trong 1 năm trước khi nhập học chính thức hoặc chọn học chương trình High School Completion ngay từ cấp ba để vừa nhận bằng cấp ba vừa có bằng Associate.
Ở Đức, hệ thống giáo dục Đại học tại đây bao gồm: Universitäten, Fachhochschule, Ausbildung. Với bậc đại học, chương trình học chuyên sâu tập trung vào nghiên cứu và giảng dạy. Trong khi đó, Fachhochschule sẽ chú trọng hơn về thực hành, ứng dụng và học song song với kiến thức cơ bản. Cuối cùng sẽ là Ausbildung - chủ yếu tập trung vào việc đào tạo nghề nhằm giúp cho học viên có được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Bằng cách hiểu rõ bản thân, biết mình cần gì và muốn gì, mình tin rằng các bạn sẽ có thể lựa chọn trường một cách chính xác nhất.