Table Of Contents [hide]

    Du học luôn là mục tiêu của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên. Đó có thể là tiếp cận những nền văn hóa đa dạng, là học hỏi, tiếp nhận kiến thức về những vấn đề của thế giới như thay đổi khí hậu, quyền con người, v.v. Nhưng rồi đại dịch Covid xuất hiện, kéo theo các vấn đề sức khỏe, ngành hàng không chững lại để ngăn chặn lây lan dịch, buộc các quốc gia trên thế giới đóng cửa biên giới. Đó là vấn đề đau đầu không chỉ của các bạn du học Mỹ mà rất nhiều du học sinh ở các nước như Anh, Úc, Canada. Vậy Covid có thực sự cản trở việc du học Mỹ hay không, hãy để bài viết dưới đây giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên !

    1. Du học Mỹ thời “dịch Covid”

    Hình thức phổ biến nhất hiện nay của các trường đại học Mỹ với hạn chế trong việc đi lại của du học sinh, là học online. Vào giai đoạn tháng 6/2020, khi tình hình dịch có xu hướng khó kiểm soát, các trường đại học như American University, Arcadia University Northeastern University hay University of Buffalo đã thiết lập việc học online với các khóa học online từ chính trường đại học đó, hoặc khóa học của các đối tác nước ngoài của trường. 

    Các khóa học online đều sử dụng những nền tảng công nghệ cập nhật nhất như Zoom, Microsoft Teams, v.v. Các khóa học “mạng" vẫn đạt đủ yêu cầu như tham gia lớp học bình thường, đảm bảo cả yêu cầu tốt nghiệp. Hoặc đơn giản, chỉ là đạt đủ tiêu chí cho khoa, ngành học của mình. 

    2. Du học Mỹ “online” gặp khó khăn gì mùa dịch Covid ?

    Khi du học “từ xa" đang dần trở thành một hình thức học phổ biến ở Mỹ, có hai bất cập liên quan đến giáo dục cần được cải thiện ở đây:

    Thứ nhất: sự “cứng đầu" của các trường đại học top đầu. Một số quản trị viên của các trường đại học, nói không với việc học online. Với họ, du học được định nghĩa một cách “riêng biệt" là đến học tại một đất nước khác, về mặt địa lý. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu, bởi chính các du học sinh cũng hy vọng, được sang một đất nước mới lạ, được tiếp thu kiến thức, được tìm hiểu về văn hóa hay những thứ hay ho bên ngoài lớp học của mình. Tuy nhiên, đại dịch là một điều không ai ngờ tới, nếu chỉ được chọn phải học tại trường, đó hoàn toàn là thiệt thòi cho những học sinh, sinh viên ở ngoài biên giới Mỹ do yêu cầu về vấn đề nhập cảnh.

    Thứ hai: hệ thống cao học ở Mỹ phải chấp nhận một thực tại, có nhiều hơn một phương thức dạy học truyền thống. Trong khi mong muốn về nhu cầu học được thông cảm, nhu cầu về các khóa học online tương tự như khóa học đã được giảng dạy tại trường lại gây khó khăn cho du học sinh khi cố gắng tiếp cận phương thức học mới. 

    Qua đây, rõ ràng thấy được, không phải đại học nào ở Mỹ cũng chấp nhận và tiếp cận việc sử dụng khóa học online thay cho khóa học truyền thống. Bất cập hoàn toàn có thể thông cảm cho phía nhà trường, nhưng đồng thời cũng gây trở ngại cho không ít sinh viên quốc tế.

    3. Rẽ ngang con đường du học Mỹ mùa dịch Covid

    Nếu đơn thuần yêu thích hệ thống giáo dục của Mỹ, International Training and Education Centre (ITEC) có thể là lựa chọn không tồi cho các bạn học sinh mong muốn học tập môi trường quốc tế với chi phí tiết kiệm. Đây là chương trình liên kết quốc tế hiếm hoi giữa đại học trong nước, trường Khoa học Tự nhiên TP HCM với Đại học Keuka, New York, Mỹ. Sinh viên có thể học 1-2 năm tại Việt Nam, sau đó chuyển tiếp qua đại học bên Mỹ và vẫn được công nhận quá trình học ở Việt Nam. Tuy nhiên, chương trình chỉ giới hạn đào tạo hai chuyên ngành là Kinh tế và IT. 

    Liên hệ qua Student Life Care để đăng ký khóa học trên với ưu đãi như miễn phí ghi danh, phí test đầu vào cùng cơ hội nhận được 2 triệu đồng tiền mặt nếu đăng kí thành công !

    Có thể nói, Covid là một sự kiện không ai mong muốn, cản trở “sự kiện” du học quan trọng của rất nhiều du học sinh tương lai . Tuy nhiên, dù đó là Covid hay việc chúng ta không thể đến du học ở quốc gia mình vẫn ước mơ, mỗi người đều nhận ra được những cơ hội quý giá để thích nghi, làm quen với nhiều điều không lường trước. Không được tiếp cận nền giáo dục quốc tế, bù lại, bạn được tiếp cận một hình thức học, có lẽ bản thân không bao giờ nghĩ tới !

    Trần Hạnh
    Trần Hạnh
    (Chưa có thông tin mô tả)