Table Of Contents [hide]

    Cuộc sống ở Úc là một chân trời mới cho những bạn sắp chuấn bị đi du học. Đó là con đường mà bạn phải đi một mình, sẽ không có những lời nhắc nhở từ bố mẹ. Cho nên, trước khi đu du học, hãy chuẩn bị cho mình những giấy tờ tuỳ thân, hành lý mang theo cũng như chuẩn bị tâm lý để sống ở một đất nước mới, một chân trời mới. Trên đây là những điều mà mình - một du học sinh Úc hơn 3 năm khuyên các bạn nên chuẩn bị khi đi du học Úc nha.

     1. Chuẩn bị giấy tờ quan trọng cần mang theo khi đi du học Úc

    • Passport (Hộ chiếu): đây là điều bắt buộc khi các bạn đi ra nước ngoài. Bởi vì nếu không có hộ chiếu các bạn sẽ không thể lên máy bay.
    • Thông tin book vé máy bay (bao gồm mã số book, số ghế đã book, họ tên): Thường mã đặt vé các bạn có thể lưu lại trên điện thoại (dạng vé điện tử). Nhưng nếu lần đầu đi du học thì mình khuyên các bạn nên in nó ra cho chắc.
    • Các giấy tờ gồm CoE của trường Đại học cấp, visa do bộ di trú Úc cấp: những giấy tờ này nên in ra thì tốt nhất. Tại sao lại phải chuẩn bị các giấy tờ này? Úc là nước có hải quan và luật xuất nhập cảnh khá là gắt. Thường khi xuống máy bay để ra lấy hành lý, các bạn phải đi qua hải quan nhập cảnh trước. Nếu lần nhập cảnh vào Úc đầu tiên người ta sẽ hỏi khá nhiều câu hỏi như là “Bạn tới Úc để làm gì?”, “Tôi có thể xem visa của bạn được không?, “Bạn đến đây học trường nào?, etc. Do đó, việc chuẩn bị các giấy tờ này là không thừa đâu.             

     

    2. Chuẩn bị hành lý gợi ý nên mang theo khi đi du học Úc

    Hành lý gợi ý cần mang theo

    Lưu ý là cái này là optional, chỉ là gợi ý, các bạn có thể mang theo hoặc không

    • Laptop: vì đa số việc học ở các trường Đại học liên quan đến dùng laptop khá nhiều. Do đó, mang theo laptop sẽ giúp các bạn rất nhiều đấy.
    • Hãy mang đồ mùa hè thật nhiều: những bang hướng Bắc sẽ có khí hậu khá là nóng, chỉ có những bang như Tasmania thì lạnh hơn. Những đồ mùa đông hồi xưa ở Việt Nam mình mặc thấy ấm, mang qua đây cũng chỉ mặc vài lần vì quá nóng. Tốt nhất các bạn mang đồ mùa đông là những cái áo tay dài kiểu không dày quá, áo khoác mỏng, tầm 1-2 cái áo ấm dày cho mùa đông là đủ.
    • Mang nhiều giày giúp các bạn đi bộ đường dài: Đa số mọi người ở bên đây đón bus đi học hay đi làm, cũng tầm 5-7 phút đi bộ. Nên mang giày thể thao là hợp lý nhất. Những bạn đi làm thêm trong ngành dịch vụ nhà hàng thì mang giày thể thao để đi lại nhiều.
    • Đồ cắt móng tay, một cây kéo, một cái nhíp: lý do bởi vì những thứ như đồ cắt móng tay hay kìm bấm da bên này giá khá đắt, tầm $20 đến $30. Nhưng thật sự chất lượng và độ bén không bằng đồ Việt Nam. Với những bạn lúc mới sang không biết chỗ mua nên có mang theo thì cũng tốt hơn .

     

    3. Những thứ bạn nhất thiết phải có để tồn tại ở Úc

             A. Cần phải có sim điện thoại:

    Các loại sim điện thoại ở Úc

    Các nhà mạng phổ biến là Vodafone hoặc là Optus, thông thường nó còn cung cấp ưu đãi sinh viên. Khi các bạn có Sim điện thoại thì có thể dùng nó liên lạc về cho gia đình để đỡ lo, với cả liên lạc với bên chủ nhà các bạn thuê nhà chẳng hạn.

            B. Cần phải có thẻ ngân hàng:

    Thẻ ngân hàng Commonwealth

    Các ngân hàng mà mọi người dùng nhiều nhất là Commonwealth, Westpac, ANZ, trong đó thì Commonwealth là được du học sinh tin dùng nhiều nhất. Student life care (SLC) là đối tác của ngân hàng Commonwealth nên SLC có thể hỗ trợ các bạn mở thẻ ngân hàng lúc ở Việt Nam nha. Hoặc nếu các bạn chưa làm trước khi sang Úc thì có thể nhờ những chủ homestay, người nhà, hay các anh chị trong cộng đồng du học sinh giúp đỡ.

           C. Cần phải có thẻ học sinh:

    Thẻ học sinh UNSW

    Thẻ sinh viên cũng có thể là một phần chứng minh identification của bạn ngoài passport. Đây là thẻ trường Đại học sẽ cấp cho bạn khi bạn sang nhập học, và thẻ này là bắt buộc mỗi học sinh phải có.

           D. Cần phải có thẻ xe bus

    Các loại thẻ xe bus ở  các tiểu bang khác nhau ở Úc

    Lúc mới sang phương tiện phổ biến để đi lại của các bạn du học sinh là xe bus. Muốn đi xe bus thì phải có thẻ xe bus. Các bạn có thể tìm mua thẻ xe bus ở bất kỳ các của hàng tiện lợi : 7-Eleven, hay những chỗ bán báo ý, cứ đi vô hỏi trong này có bán thẻ đi bus không. Khi có thẻ xe bus bảo người ta nộp vô (top-up) một số tiền nào đó (tầm từ $20-$50). 

    Hãy link thẻ xe bus và thẻ sinh viên để được dùng ưu đãi sinh viên (student concession). Các bạn đi bus nửa giá. Cái concession nó sẽ bắt đầu từ ngày các bạn nhập học, thường rơi vào tuần orientation hay là sau đó 1 tuần gì đó á.

     

    4. Cần chuẩn bị tâm lý cho những cú shock trong tương lai

    Vâng, mình nhắc lại lần nữa là sẽ có những cú shock khi mới sang Úc, có những bạn gọi là khá shock ấy chứ. 

            A. Vấn đề ngôn ngữ:

    Nhìn chung thì đa số các bạn cũng như mình lúc ở Việt Nam thì được cho học tiếng Anh Mỹ hoặc Anh Anh, tiếng anh kiểu người Úc thì cũng như vậy thôi, nhưng nó nặng hơn và hơi khó nghe hơn. Có những từ lúc mới sang mình nghe mà mất một hồi mới biết là người ta nói từ gì. Những người native speaker còn hay nói nuốt chữ, nên lúc mới sang nghe chưa rõ thì các bạn cũng đừng lo lắng nha. Thông thường mất ít nhất tầm 2-3 tháng để nghe rõ hết mọi người nói.

            B.Cảm giác ban đầu khi đi xa nhà:

    Thật sự với mình đó là một cảm giác hỗn độn khó để diễn tả. Lúc mình ở Việt Nam mình chưa bao giờ thấy nhớ nhà như lần đầu tiên mình đi du học. Mới lúc sang thì cũng thấy buồn sơ sơ thôi, vì mình bận đi khám phá và đi vòng đây đó để trải nghiệm cuộc sống nơi thành phố mình đang ở. Nhưng được tầm 1 tuần thì mình cảm thấy nhớ nhà kinh khủng. Nhưng đừng lo, câu chuyện nhớ nhà sẽ qua nhanh thôi khi mà các bạn đi học gặp bạn bè, bận rộn với việc đi học, đi làm và hơn trên hết khi công nghệ tiến bộ thì chỉ cần facetime lên gọi điện cho gia đình thôi.

           C. Vật giá khá đắt đỏ:

    Nhìn chung thì chi phí sinh hoạt ở Úc thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới, nên so ra tiền Việt Nam thì hơi nhiều. Nên mình khuyên các bạn nên tranh thủ kiếm việc part time, làm tuần vài tiếng cũng được, vừa có thể kiếm thêm tiền để tiêu xài, đỡ được gánh nặng tài chính, vừa dễ hoà nhập hơn với cuộc sống ở Úc.

     

    5. Cần nắm rõ chương trình và phương pháp học ở Úc

    Mình cũng đã từng học cấp 3 và một kỳ Đại học ở Việt Nam thì nhìn chung mình thấy chương trình và cách học ở Việt Nam và ở Úc hoàn toàn khác nhau. Ở Việt Nam thì học khá bị động, giáo viên là trung tâm, mọi chuyện đều phải hỏi ý kiến giáo viên. Riêng ở Úc, học sinh sẽ chủ động trong mọi thứ, bạn có thể chọn học online hoặc tới lớp, mọi thông tin về chương trình học, lịch học, lịch thi, thông tin liên lạc của các giáo viên, cũng như PowerPoint các môn học sẽ update trên Blackboard của trường. Có gì không rõ hay bài gì không hiểu các bạn sẽ lên đó xem và có hết. Nếu không hiểu nữa thì mail giáo viên xin gặp để hỏi bài. Cách học này nó giúp mình phát triển sự chủ động và tự giác của mình rất nhiều. 

     

    6. Tạm kết

    Xách ba lô lên và đi du học vẫn luôn là lựa chọn đúng đắn của các bạn du học. Cuộc sống du học luôn là một chân trời mới đang đợi các bạn phiêu lưu và khám phá. Tuổi trẻ sẽ luôn là những ngày tháng đẹp nhất, những ngày tháng đáng sống nhất trong cuộc đời các bạn du học sinh. Tuy vất vả, bận rộn và gian nan nhưng khi nhìn lại sẽ là những năm tháng bạn trưởng thành nhiều nhất. Hơn trên hết, đi thật xa để trưởng thành, để trở thành phiên bản tốt hơn của chính bạn. Thông qua bài viết này WikiAbroad xin kính chúc các bạn một hành trình du học đầy trải nghiệm, mình hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn chuẩn bị những bước đi đầu tiên, những hành tranh cho hành trình du học Úc vào năm 2021 nhé. 

     

    Xem thêm: 

    Bí quyết dành kết quả tốt khi đi du học Úc https://wikiabroad.com/blog/post/bi-quyet-danh-ket-qua-tot-khi-du-hoc-uc

    Du học Úc 2021: Bảo hiểm và cơ hội phúc lợi hấp dẫn nhất https://wikiabroad.com/blog/post/du-hoc-uc-nam-2021-bao-hiem-va-co-hoi-phuc-loi-hap-dan-nhat

    Du học Ú có bị phân biệt chủng tộc không? https://wikiabroad.com/blog/post/du-hoc-uc-co-bi-phan-biet-chung-toc-khong-2021

    Cách học ở Úc có gì khác biệt? https://wikiabroad.com/blog/post/cach-hoc-o-uc-co-gi-khac-biet

     

     

    Nguyễn Thị Ánh Xuân
    Nguyễn Thị Ánh Xuân
    (Chưa có thông tin mô tả)