Table Of Contents [hide]

    Thời gian qua, cộng đồng mạng tại Việt Nam lại sôi sục với những lời kêu gọi không mua sản phẩm của thương hiệu thời trang H&M. Tuy nhiên, không phải mọi người ai cũng có một cái nhìn cụ thể và đầy đủ về sự kiện này.

    Bài viết này là tổng hợp toàn cảnh, phân tích về vụ việc H&M vị tẩy chay do đăng tải bản đồ có chứa đường lưỡi bò lên trên website chính thức của hãng tại Trung Quốc, cho các bạn du học sinh và các bạn tại Việt Nam hiểu rõ: What happens in Vietnam?

    ĐƯỜNG LƯỠI BÒ LÀ GÌ?

    Chuyên gia kêu gọi Trung Quốc bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông | Thế giới |  Thanh Niên
    Tấm bản đồ “vô lý và phi pháp" 

    Theo Wikipedia, “Đường chín đoạn” còn gọi là “Đường lưỡi bò”, “Đường chữ U”, “Đường chín khúc” là tên gọi dùng để chỉ khu lãnh hải tại Biển Đông mà Trung Hoa Dân Quốc và sau này là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền.

    Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, trong vụ kiện chủ quyền của Philippines, Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 bác bỏ bản đồ này với lý do "Không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường chín đoạn".

    Như vậy, ta có thể khẳng định rằng, chính sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc là hoàn toàn vô căn cứ, đi ngược lại với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Tấm bản đồ trên là hoàn toàn “vô lý và phi pháp" - Trích lời Bộ ngoại giao Mỹ

    CÁC NHÃN HÀNG ĐANG LÀM GÌ VỚI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ?

    Hiện nay, một làn sóng cư dân đang phản đối các nhãn hiệu thời trang quốc tế sử dụng bản đồ có “đường lưỡi bò” phi pháp trên website chính thức phiên bản tiếng Trung (chỉ có thể truy cập từ Trung Quốc). Làn sóng phản đối bắt đầu từ vụ việc thương hiệu thời trang H&M ngày 2/4 đã chấp nhận chỉnh sửa bản đồ đăng lên theo yêu cầu của chính quyền thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) vì họ cho rằng bản đồ đăng tải đầu tiên “có vấn đề”. Theo hãng tin AP, phía đại diện H&M đã chấp nhận chỉnh sửa bản đồ sau khi nhận chỉ trích từ chính quyền địa phương. Sau đó, thương hiệu này đã đăng lại bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp trên website.

    Hành động của H&M đã ngay lập tức khiến người dân Việt Nam phẫn nộ. Làn sóng tẩy chay thương hiệu này nhanh chóng lan rộng trên khắp các trang mạng xã hội.

    Gucci cùng nhiều thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới công khai đăng bản đồ có 'đường lưỡi bò' phi pháp /// ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
    GUCCI cũng có động thái tương tự

    Không chỉ H&M, các nhãn hiệu khác như Louis Vuitton, Gucci, UNIQLO, Chanel cũng có hành động tương tự trên website phiên bản Trung Quốc của hãng.

    Từ trường hợp của H&M, ta có thể thấy đây là một hành động dựa trên yêu cầu của giới chính quyền thành phố. Hành động này từ phía H&M có mang yếu tố chính trị, đã được bởi nhà chức trách của phía Trung Quốc. Nhưng, tại sao các nhãn hàng lại dễ dàng làm theo những yêu cầu của phía Trung Quốc?

    PHẢI CHĂNG CÁC NHÃN HÀNG ĐANG QUÁ “CHIỀU” TRUNG QUỐC?

    Rất đơn giản, vì thị trường Trung Quốc là một miếng bánh màu mỡ đối với các doanh nghiệp. Chúng ta sẽ làm một phép so sánh:

    H&M hiện có 445 cửa hàng tại 146 thành phố ở Trung Quốc. Đây là 1 trong 4 thị trường lớn nhất của H&M, với doanh số đạt hơn 1,25 tỷ USD trong năm 2019. Trong khi đó, Việt Nam là thị trường thứ 68 trên toàn cầu và là thị trường thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á của H&M, doanh thu tại Việt Nam là hết năm 2019 tăng lên 1.116 tỉ đồng.

    Rõ ràng khi so sánh ta có thể thấy thị trường Trung Quốc rất quan trọng đối với H&M, hơn rất nhiều so với Việt Nam. Đặt vào thời điểm ấy, H&M cũng đang vấp phải làn sóng tẩy chay của chính người Trung Quốc vì không dùng bông sản xuất tại tỉnh Tân Cương do lo ngại vấn đề nhân quyền. Vì thế hành động đăng tải đường lưỡi bò như là một động thái xoa dịu người dân Trung Quốc cũng như lấy lòng giới lãnh đạo Trung Quốc, đánh vào chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ ở Trung Quốc để có thể phát triển và khôi phục sau đại dịch.

    Không riêng gì, H&M hay ngành công nghiệp thời trang, tất cả các ngành công nghiệp khác đều có xu hướng đặt nặng sự quan tâm của mình vào Trung Quốc. Một bằng chứng chính là trong ngành công nghiệp điện ảnh, hầu hết các bộ phim có sự đóng góp không hề nhỏ vào doanh thu phòng vé, các bộ phim như Doctor Stranger, Iron Man 3,The Karate Kid,.. đều có những sự những sự thay đổi để phù hợp với thị trường tỷ dân này thậm chí có riêng mộtmôt phiên bản dành cho Trung Quốc.

     

    ĐỘNG THÁI NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỚC TÌNH TRẠNG TRÊN?

    Thời gian qua, cộng đồng mạng tại Việt Nam lại sôi sục với những lời kêu gọi không mua sản phẩm của thương hiệu thời trang H&M. Thông qua các bài viết, các bài chia sẻ trên mạng xã hội, mọi người đều đưa ra quan điểm tiêu cực thậm chí là kêu gọi tẩy chay khiến vị trí của H&M trong thị trường Việt Nam lại càng lung lay dữ dội. Các KOLs như ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân, streamer Linh Ngọc Đàm, Cindy Thái Tài, MC Diệu Minh, người mẫu Hồng Quế,.. cũng đã lên tiếng để bảo vệ chủ quyền đất nước và công khai tẩy chay thương hiệu này.

    Phải chăng đây là lúc ta cần nhìn nhận lại thói quen tiêu dùng hàng hoá nước ngoài của của người Việt Nam ta? Đã đến lúc chúng ta nên ủng hộ thương hiệu nội, các nhãn hiệu Made in Vietnam thay thế cho các sản phẩm quốc tế?

     

    Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?Hãy cho chúng mình biết suy nghĩ của bạn ở phần comment nhé

    Đặng Nam Khánh
    Đặng Nam Khánh
    (Chưa có thông tin mô tả)