Có thể không dễ dàng cho phần lớn chúng ta, lựa chọn một nghề nghiệp, và trưởng thành. Độ 18 tuổi là thời gian bạn phải đối mặt với nhiều thử thách trong cuộc sống. Đây cũng là lúc bạn đang loay hoay, cố gắng định vị trong một thế giới đang biến đổi với một tốc độ đáng kinh ngạc nên một số người đã chọn “gap year” - một thuật ngữ còn khá mới mẻ ở Việt nam.
Gap year là gì?
Gap year là khoảng thời gian mà các bạn dành ra để trải nghiệm cuộc sống có thể là đi du lịch nước ngoài, tình nguyện ở những vùng khó khăn hay chỉ đơn giản là để tìm lại chính mình. Gap year không phải đi long bong bỏ bê việc học mà là học tập và thực hành một cách thực tế hơn.. Ở phương tây thì gap year là một điều vô cùng bình thường mà các bạn sinh viên học sinh hay trải qua. Vì các bạn ý thường được nghỉ một năm trước hoặc sau khi đi học Đại học, Cao đẳng. Trong thời gian gap year đó thì mọi người thường đi du lịch, hoạt động công ích như tình nguyện, hoạt động xã hội, giao lưu văn hóa…
Một vấn đề thì luôn có những mặt tích cực và tiêu cực, Gap year cũng vậy, cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, để mọi người có cái nhìn sâu và tích cực hơn về gap year thì mình không đưa ưu điểm mà sẽ đưa ra một số nhược điểm của gap year nhưng vẫn hoàn toàn xứng đáng để chúng trải nghiệm.
Bạn phải cân nhắc rất nhiều về chi phí phải chi suốt quá trình gap year từ các chuyến bay đến nhà ở cho đến các phí chương trình và thực phẩm. Nó có thể tăng lên nhanh chóng! Bạn có thể chủ động khống chế mức giá sao cho phù hợp phụ thuộc vào cách bạn gap year như thế nào. Chi phí cho 1 năm gap year có thể hơi “đáng sợ”.
Vì sao ĐÁNG?
Tuy gap year (đôi khi) rất tốn tiền nhưng chuyến đi này mang lại rất nhiều lợi ích đáng giá mà không thể chối cãi. Nếu bạn không thể chi quá nhiều tiền cho những chuyến đi, bạn cũng có thể là một trải nghiệm để giúp bạn xác định và định hình bản thân trong nhiều năm tới. Bạn không chi tiền cho những chiếc smartphone tân tiến nhất, bạn đang đầu tư cho chính bản thân và tương lai.
2. Tự lập
Xa nhà là điều mà mỗi người đến một lúc nào đó cũng sẽ phải đối mặt. Có thể đối với một người vừa đủ 18 trải qua cảm giác này khi học đại học là bình thường vì xung quanh họ vẫn là văn hóa ẩm thực quê nhà, thậm chí có thể gặp gia đình chỉ bằng 1 cuộc gọi từ xa nhưng để trải qua gap year là một trải nghiệm hơi khác một tí.Có thể bạn sẽ sống ở một đất nước hoàn toàn khác về mặt văn hóa cũng như khẩu vị ăn uống. Ban có thể sẽ không thể gọi về cho gia đình và người thân tùy vào nơi bạn đến. Bạn sẽ không chỉ nhớ nhà mà bạn còn phải xoay xở “một mình”. Đó là những mối quan tâm và cũng là lý do làm mọi người sợ.
Vì sao ĐÁNG?
Tự lập khiến bạn phải tự dựa vào chính mình. Sự độc lập và tự tin sẽ khiến bạn vượt qua. Cuối hành trình gap year đó, bạn sẽ biết bạn đang trong cuộc khủng hoảng như thế nào hoặc biết tìm cách tốt nhất để thư giản sau một ngày dài. Khi bản thân ở trong một tình cảnh mới, bạn sẽ hiểu thêm về bản thân của bạn.Đôi khi việc tự lập khiến chúng ta có một chút sợ hãi nhưng nó hoàn toàn không xấu. Cảm giác lo lắng có nghĩa bạn nhận thức được sự thay đổi về mặt cảm xúc khi phải tự lập và đó cũng đồng nghĩa bạn sẽ càng phải chuẩn bị nhiều hơn để đối mặt và giải quyết chúng.
3. Bạn có thể bị mất đà.
Nỗi sợ thông thường của người chuẩn bị gap year, hoặc bạn bè và gia đình họ, một năm rồi lại một năm. Chúng ta rất dễ bị cuốn vào nổi sợ này và lo lắng liệu bạn có làm được gì không nếu bạn dám dành 1 năm để gap year. Khi nghĩ đến các tình huống xấu nhất thì bạn sẽ dễ bị mất đà.
Vì sao ĐÁNG?
Mặc dù đây là nỗi sợ thông thường nhưng nó lại không được chứng minh bởi số liệu. Dữ liệu của Gap Year Association cho thấy “ sau gap year 1 năm 90% học sinh đều quay lại trường”. Một nguồn khác, cuốn sách của Joe O’Shea’s, Gap Year: How Delaying College Changes People in Ways the World Needs nói rằng “những nhà nghiên cứu kinh tế cho thấy học sinh cấp ba, những bạn hoãn việc học để gap year, đi học đại học sau đó với khả năng học tương đương với những bạn lên thẳng đại học (không qua gap year).
4. Dễ dàng cảm thấy bạn bị tụt lùi về sau.
Bạn sẽ bắt đầu chương trình đại học trễ hơn các bạn đồng trang lứa 1 năm nếu bạn chọn dành thời gian để để gap year trải nghiệm du lịch. Bạn có thể thấy bạn bè của mình đăng hình ảnh của phòng ký túc xá mới của họ hoặc tweet về các lớp đại học đầu tiên của họ. Bạn dễ dàng cảm thấy bản thân đang bị tụt lùi về sau khi bạn bè mình đều lên thẳng đại học.Và một khi bắt đầu học đại học, bạn sẽ già hơn một tuổi. Bạn cũng sẽ tốt nghiệp trễ hơn một năm so với bạn bè đồng trang lứa, nghĩa là việc theo đuổi sự nghiệp sẽ trễ hơn so với dự tính. Nghỉ 1 năm cũng đồng nghĩa bạn sẽ hoãn lại các thứ khác trong 1 năm và cảm thấy mình đang gặp bất lợi so với mọi người.
Vì sao ĐÁNG?
Nếu suy nghĩ gap year như “trì trệ học đại học” nghe khá tiêu cực, nó không giống như vậy. Rất nhiều người cần thời gian nghỉ sau khi ra trường. Sau 12 năm học, việc tạm dừng tiếp học đại học ngay và dành một khoảng thời gian để nghỉ ngơi và nạp năng lượng là bình thường và rất lành mạnh.
Mặc dù gap year sẽ trì hoãn trải nghiệm vào đại học của bạn 1 năm, nó cũng tăng sự thể hiện của bạn khi bạn trở lại trường cũng như là cơ hội về nghề nghiệp tương lai. Claire Crawford và Jonathan Cribb, của viện nghiên cứu tài chính cho Trung tâm phân tích sự chuyển đổi của giới trẻ, đã làm 1 nghiên cứu về gap year. Họ cho thấy, ở Anh và Mỹ, những học sinh - những bạn gap year 1 năm - có xu hướng tốt nghiệp với điểm số cao hơn với những cá nhân học liên tiếp lên đại học.
Phụ thuộc vào cách bạn trải nghiệm năm đó như thế nào, nó có thể đẩy mạnh sơ yếu lý lịch của bạn. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn là một người toàn diện và muốn thấy bạn là người biết cân bằng cuộc sống. Dành 1 năm để đi tình nguyện cho những trẻ em ở châu Phi sẽ ấn tượng hơn so với việc hoàn thành đại học sớm hơn 1 năm. Gap year mang lại rất nhiều lợi ích cũng như điểm sáng cho sơ yếu lý lịch của bạn vì vậy việc tạm ngừng tiếp tục học đại học là điều hoàn toàn xứng đáng.
5. Khó bắt kịp bạn bè.
Tốt nghiệp cấp 3 có nghĩa là bạn phải rời xa một số bạn bè và việc tiếp tục dành 1 năm trải nghiệm đồng nghĩa bạn sẽ cách xa bạn bè hơn nữa. Sẽ hơi khó để bạn có thể giữ liên lạc với bạn bè khác trường, và khác quốc gia. Khó khăn này nghe có vẻ khá ngớ ngẫn nhưng việc không thể giữ liên lạc với những người bạn đã từng đồng hành với mình, cùng cười cùng gắn bó với mình trong nhiều năm thì thật sự đáng sợ.
Vì sao ĐÁNG?
Mặc dù lịch trình dày đặc, khác trường, và thậm chí là gap year, một tình bạn thật sự vẫn sẽ gắn kết. Hơn nữa, với sự phát triển của công nghệ ngày nay, bạn có thể chia sẻ những câu chuyện và khoảnh khắc xa ngàn dặm với nhau. Dù bạn chọn cách gap year như thế nào thì nó cũng mang lại những người có cùng sở thích trong cuộc sống của bạn. Vì vậy, mặc dù một số mối quan hệ bạn bè tại quê nhà đến một lúc nào đó sẽ bị phai nhòa, bạn vẫn còn những người bạn quý giá mà gap year mang lại.
6. Gap year đòi hỏi phải có rất nhiều kế hoạch.
Nghỉ 1 năm là 1 quyết định rất lớn. Bạn có thể đi tình nguyện ở nước ngoài hoặc thử đi làm thực tập ở đâu đó! Bạn có thể đi phượt 1 mình hoặc thực hiện 1 chuyến đi cùng với nhóm đã được lên kế hoạch kỹ càng. Có rất nhiều cách để tô màu cho chính hành trình gap year của mình, và tất cả những cái đó cần được lên kế hoạch.
Bạn sẽ quyết định nơi bạn muốn tình nguyện và bạn sẽ đi bao lâu. Bạn sẽ phải lên kế hoạch cho toàn bộ lộ trình. Mặc dù khi lên kế hoạch sẽ vui, nó cũng có thể sẽ khiến bạn bị áp đảo bởi lúc nào cũng phải lên kế hoạch một cách kĩ lưỡng cho từng việc mà bản chất của gap year là trốn khỏi cuộc sống bình thường, phải không? Vậy tại sao vẫn không thế trốn khỏi việc lên kế hoạch và đưa ra hàng tá quyết định?
Dù gap year có ưu và nhược điểm như thế nào thì cũng là một trải nghiệm đáng để thử một lần trong đời? Bạn đang đắn đo về việc gap year? Bạn đã từng trải qua hành trình gap year? Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn nhé!
Nguồn: GoAbroad.com