Table Of Contents [hide]

    3 trên 10 sinh viên buộc phải tạm hoãn dự định du học. 80% trong số đó không vượt qua vòng phỏng vấn Visa. Con đường du học của bạn là đường thẳng, đừng vì Visa mà rẽ sang ngang. Hãy để WikiAbroad giúp các bạn "chinh chiến" một cách thành công quy trình phỏng vấn VISA du học Úc.

    Ảnh: Phỏng vấn visa Úc

    1. Ai cũng phải phỏng vấn visa du học Úc?

    Theo quy định của Lãnh Sự Quán Úc tại Việt Nam, không phải hồ sơ nào cũng phải phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra bất ngờ, không có ngày và giờ ấn định. Hãy luôn chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng và một chiếc điện thoại luôn mở chuông nhé!

    Lưu ý: 

    Đối với du học sinh dưới 18 tuổi. Ba, mẹ hoặc người giám hộ sẽ là người tiếp nhận phỏng vấn. Buổi phỏng vấn sẽ được thực hiện bằng tiếng Việt nên bạn đừng lo. Hãy share bài viết này để người thân cùng biết nhé!

    2. Vậy hồ sơ nào mới phải phỏng vấn?

    Có 3 mức độ xét duyệt hồ sơ: KHÔNG ĐẠT, CÒN PHÂN VÂN, và ĐẠT

    A. Không đạt

    Thông thường, những hồ sơ “được chọn” này có những biểu hiện nghi vấn về tính trung thực. Ngoài ra, phần lớn trong số này được xếp vào diện “không có mục đích học tập thực sự”. Trong năm 2015, Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới của Úc (DIBP) báo cáo số lượng hồ sơ rơi vào diện này tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Đừng để ước mơ du học của bạn rơi vào bế tắc. Tìm hiểu thêm tại đây.

    B. Còn phân vân

    Nhân viên Lãnh Sự Quán có thể chưa rõ về một số thông tin trong hồ sơ của bạn. Họ sẽ gọi điện để xác nhận một số thông tin. Qua nhiều năm hoạt động, WikiAbroad đã đúc kết được hai yếu tố quyết định sự thành bại của pha “vượt ải” này: sự tự tin và tính xác thực. Tính xác thực sẽ đến từ việc chuẩn bị giấy tờ. Trong bài viết này, chúng mình sẽ tập trung vào yếu tố thứ hai nhé!

    C. Đạt

    Và tất nhiên, như vậy là tốt nhất rồi. Bản thân mình là một sinh viên du học Úc. Đã từng trải qua cảm giác sáng lấy vân tay, khám sức khỏe. Chiều nhận tin đậu VISA. Nhưng câu hỏi lớn nhất lúc bấy giờ là “Giờ sao nữa?” Và đây là câu trả lời của mình.

    3. Cuộc phỏng vấn kéo dài bao lâu?

    Thời lượng phỏng vấn thường từ 15 phút đến nửa tiếng. Với một số hồ sơ “cận kề ngưỡng tử”, thời lượng có thể lên đến 1 tiếng lận!

    Dù là 1 tiếng hay 5 phút, sự chuẩn bị chu đáo chính là chìa khóa duy nhất!

    4. Hãy chuẩn bị những câu trả lời này!

    A. Nhà ở, sinh hoạt, công việc làm thêm

    Đây là phần tối quan trọng của một buổi phỏng vấn. Khi là “người được chọn”, bạn rất có thể đang lơ lửng ở ngưỡng “không có mục đích học tập thực sự”. Trả lời ấp úng hoặc không khớp với thông tin đã khai thì đây có thể là câu trả lời cuối cùng của bạn. Chuẩn bị thật kĩ những câu hỏi sau:

    • Em biết gì về quy định làm thêm của Úc? Em đã dự định làm thêm ở đâu chưa?
    • Em đã chuẩn bị những gì cho sinh hoạt phí tại Úc?
    • Em đã lên kế hoạch di chuyển sang Úc chưa? Chi phí thế nào?
    • Hình thức nhà ở đã chọn của em là gì? Chi phí bao nhiêu?
    • Em có gia đình, người thân bên Úc không?

    B. Kế hoạch học tập

    Đây là câu hỏi không bao giờ là không có trong một buổi phỏng vấn. Bạn và người thân nên trao đổi thường xuyên về các quyết định học tập để tránh những trường hợp đáng tiếc. Hãy cùng ngồi trả lời những câu hỏi sau với ba mẹ nhé:

    • Vì sao em lại chọn Úc?
    • Em đã nghiên cứu những gì về nước Úc?
    • Tại sao em lại chọn trường ABC? Em đã đọc về trường chưa? Địa chỉ website là gì?
    • Tại sao em biết đến trường?
    • Tại sao em lại chọn ngành XYZ?
    • Em sẽ phải học bao nhiêu môn? Hãy liệt kê một số môn.
    • Em có tham khảo các trường khác không? Điều gì khiến em không chọn những trường đó?
    • Úc có bao nhiêu cấp độ học thuật?
    • Ở Việt Nam có đại học nào dạy ngành này không? Tại sao em không chọn họ?

    C. Kết quả học tập tại Việt Nam

    Vì nhân viên lãnh sự có tất cả thông tin về phần này, các bạn và quý phụ huynh nên nắm thật rõ. Họ có thể hỏi những câu đơn giản như tên trường. Tuy nhiên, một số phụ huynh đã gặp những câu hỏi oái oăm như về tên của giáo viên chủ nhiệm. Đừng để bất ngờ bởi chúng nhé:

    • Quá trình học tập của em tại Việt Nam thế nào?
    • Tại sao em đi du học thời điểm này? (dành cho những bạn đi du học trước khi tốt nghiệp)
    • Thành tích học tập năm cấp 3 của em thế nào?
    • Em đã làm gì từ khi tốt nghiệp đến nay?

    D. Hồ sơ tài chính

    Các bạn và phụ huynh nên đọc thật kĩ hồ sơ tài chính vì nhân viên lãnh sự quán thường hỏi rất kỹ loại giấy tờ này. Các bạn sinh viên có xu hướng gặp khó khăn ở phần này hơn ba mẹ. Điểm qua bạn có thể bị hỏi những câu như:

    • Em đã dự tính được chi phí cho lần du học này chưa?
    • Ai là thu nhập chính trong gia đình em? Người này sẽ tài trợ cho em phải không? Thu nhập của người này là bao nhiêu?
    • Em đã thanh toán khoảng tiền nào rồi? Bao nhiêu?

    E. Dự định tương lai

    Tuy được khuyến khích ở lại làm việc 2 năm để lấy kinh nghiệm, bạn vẫn phải thể hiện rõ rằng mình sẽ về Việt Nam. Những yếu tố ràng buộc bạn quay về sẽ là điểm mạnh trong phần trả lời này đấy:

    • Sau khi học xong em sẽ làm gì? Em sẽ làm nghề gì? Em đã tìm hiểu chưa?
    • Em có ý định làm việc tại Úc sau khi học không?
    • Em có dự định học tiếp không?
    • Em có tìm hiểu về post-study work VISA chưa?

    5. Lời kết

    Vậy không phải hồ sơ nào cũng phải phỏng vấn, tùy thuộc vào mức mức độ hoàn thiện và chất lượng. Tuy nhiên, sự chủ quan ở bước then chốt này sẽ đặt dấu chấm hết cho công sức mấy tháng qua. Hãy cùng người thân luyện tập những câu hỏi trên vì chỉ 15 phút phỏng vấn có thể quyết định tấm vé du học Úc của bạn đó!

    Xem thêm: Nhận được Visa du học Úc rồi, bước tiếp theo là gì?

    Xem thêm: CƠ HỘI LẤY THẺ THƯỜNG TRÚ ÚC VÀ CANADA KHI DU HỌC NGÀNH KHAN HIẾM

    Xem thêm: DU HỌC ÚC CẦN BAO NHIÊU TIỀN LÀ ĐỦ?

    Nguyễn Xuân Nguyên
    Nguyễn Xuân Nguyên
    (Chưa có thông tin mô tả)