Table Of Contents [hide]

    Ngày 11 tháng 3 năm 2020, tổ chức y tế thế giới WHO chính thức tuyên bố Covid19 là đại dịch. Tuyên bố này tái khẳng định chúng ta đang tiệm cận với suy thoái toàn cầu trên mọi bình diện. Thế nhưng, sự suy thoái không chỉ diễn ra trên bình diện kinh tế - tài chính, mà nó còn làm sâu sắc thêm những vấn đề xã hội.

    Covid và cô đơn

    Theo khảo sát trước đây của dự án Ending loneliness together in Australia, trước covid19 cứ 4 người Úc từ độ tuổi 12 – 89 tuổi thì 1 người cảm thấy cô độc, con số này tăng lên gấp 2 kể từ khi bắt đầu đại dịch. 

    Corona virus và Asian Hate. Source: Lisa Wool-Rim Sjöblom

    Thêm vào đó, sự lây lan của covid19 kéo theo sự méo mó của một bộ phận lớn những con người cực đoan. Kể từ thời điểm dịch bệnh bùng phát, sự công kích về sắc tộc, văn hoá và ranh giới giữa con người với con người trở nên bùng nổ. “Go back to your home country” (tạm dịch: “hãy quay về đất nước của mày đi”) lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Và mạng xã hội, những công cụ đời với sứ mệnh là để kết nối con người, lại trở thành chất xúc tác gây chia rẽ sâu sắc giữa sắc tộc. 

    Mặc dù những chính sách giãn cách xã hội có thể làm giảm số ca nhiễm covid nhưng không làm giảm số ca nhiễm cô đơn. Nói cách khác, sự cách ly trong bối cảnh đại dịch buộc chúng ta phải trở nên “dựa dẫm” vào những mối quan hệ sẵn có. Nhưng còn những du học sinh sống xa gia đình, bạn bè thân thiết thì sẽ thế nào khi họ sống độc lập? 

    Nghiên cứu của Orygen trên 650 người từ 24 cơ sở du học tại Úc đã chỉ ra rằng, 36% du học sinh nhận định rằng covid19 làm suy giảm sức khoẻ tinh thần của họ, trong đó 12% chia sẻ sự xa cách từ gia đình và xã hội đã khiến họ bị thiếu an toàn về mặt vật lý.

    “I feel like as an international student, I always am by myself, no friend, no family. If there is anything ever happen to me, my family would be the last people to be informed. I always feel like I have no one to protect me, to make me feel safe.” – Chia sẻ từ một bạn du học sinh trong khảo sát của Orygen)

    (Tạm dịch: “Một du học sinh như tôi cảm thấy luôn chỉ có mình mình, không bạn bè, không người thân bên cạnh. Giả như có bất cứ điều gì ập tới, có lẽ gia đình tôi sẽ là những người cuối cùng nhận tin. Và tôi thấy như thể không có ai bảo vệ tôi, hoặc trấn an tôi.” )

    Và cứ như thế, để giảm thiếu số ca nhiễm covid trong cộng đồng, chúng ta phải gia tăng số ca bệnh cô đơn.

    Tips vượt qua mùa “cô vy” không cô đơn

    Mặc cho hằng hà sa số những mặt tối méo mó và xấu xí mà covid19 mang lại, chúng ta không thể phủ nhận rằng, covid19 vừa là cơ hội để mẹ trái đất được nghỉ ngơi vừa buộc con người phải sống chậm lại, nghĩ nhiều hơn. 

    1.Sống tích cực

    Vui tươi tích cực với suy nghĩ lạc quan trong khó khăn nghịch cảnh luôn là một lối sống đúng đắn ngay cả trong mùa dịch bệnh hoành hành như hiện nay. Thay vì đọc bảng số liệu về ca nhiễm, bạn có thể xem những chiếc clip xinh xẻo về nước Ý mùa covid, nơi những dòng kênh rạch ở Venice trở nên trong trẻo trong những ngày không có du khách!

    2. Tái định vị bản thân

    Covid không phải chỉ là thời điểm để bạn được phép giậm chân tại chỗ. Ngược lại, đây chính là thời điểm để bạn không ngừng nỗ lực học tập, trang bị thêm kiến thức cho mùa hậu covid bởi vì xu hướng tuyển dụng của các công ty cũng thay đổi để thích ứng với đại dịch thế kỷ. 

    Song song đó, bạn hoàn toàn có thể thử tạo dựng thương hiệu bản thân trên nền tảng mạng xã hội trong thời kì covid hay hoàn thiện hơn linkedIn profile của bản thân nhé! https://wikiabroad.com/blog/post/cach-set-up-linkedin-profile-chuan-cho-sinh-vien

    3. Tạo niềm vui mới

    Tận hưởng cuộc sống mùa lockdown

    Xuyên suốt những ngày lockdown, bạn có thể thử tìm kiếm niềm vui thông qua những việc mình chưa từng làm hoặc chưa có cơ hội làm trước đây. Ví dụ như chăm sóc cây cảnh, chăm sóc nhà cửa, viết lách vân vân và mây mây. Một sở thích nho nhỏ có thể giúp bạn giảm bớt thời giờ trên máy tính hay điện thoại, thay vào đó tận hưởng thời gian chăm sóc cuộc sống hiện tại của chính mình. https://wikiabroad.com/blog/post/5-hoat-dong-giup-nang-cao-chat-luong-doi-song-cho-du-hoc-sinh

     

    4. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia

    Nếu như sự cô đơn của bạn đã trở thành một căn bệnh với tên gọi là trầm cảm, thì đây là lúc bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ những chuyên gia tâm lý. Đối với những bạn du học sinh, các bạn có thể tìm tới GP hoặc student counsellor của mình tại trường nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như học tập. Đừng quá bận tâm về chi phí bởi GP và counsellor đều nằm được bảo hiểm y tế của bạn chi trả 80 – 100%. 

    Một số thông tin hỗ trợ:

    Australian Government Department of Health: https://www.health.gov.au/resources/collections/novel-coronavirus-2019-ncov-resources#find-the-facts

    Lifeline Australia: 13 11 14

     

    Thi Ha Thanh Vo
    Thi Ha Thanh Vo
    (Chưa có thông tin mô tả)