Bạn đã chuẩn bị du học chưa? Còn 1 tháng lận nên chưa chuẩn bị gì? Bạn vẫn còn mông lung chưa biết bắt đầu từ đâu? WikiAbroad tặng bạn chiếc checklist cực “xịn” làm phao cứu sinh. Đừng quên bỏ bớt đồ ra kẻo phao nặng!
1. Chuẩn bị trước khi lên máy bay du học
A. Chi tiêu
Trước khi lên máy bay, hãy đảm bảo mình có thể sống sót qua “tuần đầu tiên”. Để mình giúp nhé:
- Hãy đổi sẵn tiền ở Việt Nam nhưng đừng nhiều quá. Theo luật pháp Việt Nam, hãy mang dưới 5000 USD hoặc tương đương để tránh những phiền hà khi xuất cảnh. Xem thêm tại đây.
- Nghiên cứu trước về các loại hình tài khoản ngân hàng tại nước sở tại. Tuy một số thẻ ngân hàng nội địa Việt Nam chấp nhận thanh toán quốc tế, phí sử dụng khá cao nên không được khuyến khích.
- Thiết lập cơ chế chuyển tiền. Hiện tại Student Life Care đang cung cấp dịch vụ chuyển tiền chi phí thấp.
B. Đưa đón sân bay
Chuẩn bị trước công đoạn này sẽ giúp đảm bảo quá trình trung chuyển giữa sân bay và “nhà mới” thêm phần tiện lợi. Sau đây là một số cách để đưa đón tại sân bay
- Nếu bạn có xe đưa đón riêng, còn gì tuyệt vời hơn nào?
- Khi sử dụng phương tiện công cộng, phải nắm rõ tuyến xe, lộ trình, thanh toán, các lên xuống xe, địa điểm đón xe, giờ khởi hành, ...
- Bỏ qua bước 1 và 2 với Platium Pass của Student Life Care
C. Sao lưu tài liệu
Các tài liệu này chứng minh mình là ai, quốc tịch gì, dự định và đảm bảo sự an toàn của bạn tại nơi đất khách quê người. Đừng đánh giá thấp bước số 3.
- Bản cứng thôi là không đủ!
- Hãy đảm bảo bạn đã có bản mềm của một số tài liệu sau trên điện thoại: passport, bảo hiểm, các giấy tờ liên quan đến thẻ tín dụng, giấy nhập học, ảnh chụp chân dung, ...
- Có một bộ bản sao cứng của những tài liệu trên giữ ở nhà.
2. Chuẩn bị giấy tờ du học thế nào ?
Hãy đảm bảo trước khi lên máy bay và xuống máy bay bạn luôn giữ những giấy tờ này trong người. Hãy để chúng vào một bìa nhựa và đặt trong hành lý xách tay:
- Passport
- Visa
- Vé máy bay
- ID + Giấy phép lái xe quốc tế (nếu có)*
- Thư chấp nhận nhập học
- Bảo hiểm
- Các giấy tờ liên quan đến thẻ tín dụng
*Đi du học có rất nhiều nơi cần chứng minh tuổi. Mang hộ chiếu theo mọi nơi rất phiền và nguy hiểm.
3. Chuẩn bị hành lý cho việc du học
Nên nhớ, bạn đi du học chứ không phải chuyển nhà. Chỉ chuẩn bị những hành lý sau đây để tránh “đi thừa kí về thừa cân”:
A. Hành lý kí gửi
- Quần áo + giày dép: Tiêu chí đầu tiên là theo mùa. Hãy chỉ mang đi những thứ 100% bạn sẽ mặc. Những thứ “chắc sẽ cần” thì để nhà . Nên nhớ nhiêu đây chỉ chiếm 1/3 đến 1/4 vali.
- Bàn chải và kem đánh răng: đơn giản vì nước ngoài bán những thứ này khá đắt và không nhiều chủng loại.
- Cạo lưỡi: nếu bạn có thói quen cạo lưỡi thì nên mang theo. Ở Việt Nam thì bán 15-20k nhưng một số nước bán đến gần 200k.
- Phim máy ảnh lấy liền: nếu bạn muốn lưu giữ những kỉ niệm theo cách riêng nhưng vẫn muốn tiết kiệm thì nên mang theo. Một số nước bán phim máy ảnh lấy liền đắt gấp 3 lần Việt Nam.
- Thuốc men: thuốc bên nước ngoài bán theo đơn nên khá bất tiện.
- Đồ khô + gia vị + đồ ăn vặt: những thứ này mang đi du học khá tiện vì bạn ăn hết thì lại có chỗ trong vali. Ngoài ra những thứ này bán rất có giá cho sinh viên Việt Nam. Tránh mang đồ tươi, đồ có mùi, thịt.
- Bộ chuyển đổi điện áp: một số quốc gia có tiêu chuẩn điện áp và ổ cắm khác Việt Nam.
B. Hành lý xách tay
- Tiền mặt: Một khoản tiền phòng thân khi bạn mới đến
- Các giấy tờ nêu trên
- Điện thoại
- Một bộ quần áo dự phòng: đề phòng nếu hành lý kí gửi gặp vấn đề
- Sổ tay: ghi chép các thông tin quan trọng như lịch trình, chỗ ở, các việc cần làm, số điện thoại khẩn cấp
- Bộ vệ sinh cá nhân: bạn có thể “fresh up” trong chuyến bay hoặc trước khi xuống máy bay
4. Chuẩn bị tâm lý khi du học thật “vững”
A. Shock văn hóa
Các bạn có đang quen với những mâm cơm gia đình? Có đang quen những buổi tối ở phố đi bộ “chil” với bạn bè? Nếu có, thì có thể các bạn đang quen với văn hóa cộng đồng đấy! Mọi thứ sẽ sớm thay đổi thôi. Ở phương Tây, chủ nghĩa cá nhân rất được đề cao. Ví dụ đơn giản là việc đi ăn nhà hàng. Ở nước ta, kêu mấy món rồi mọi ngươi ăn chung rất vui. Đi du học rồi, phần ai người nấy ăn, tiền ai người nấy trả. Nhưng mà đi du học là học cái hay cái mới. Hãy thử đi chợ một mình, nấu ăn một mình và bước ra khỏi vùng an toàn. Vì “lửa thử vàng, gian nan thử sức” phải không nào?
Xem thêm tại đây.
B. Ngôn ngữ
“Tớ IELTS 7.5 đấy”, “Tớ IELTS 8.0 cơ”. Ai cũng chấm này chấm nọ, nhưng đi rồi mới thấy, mình bắt đầu từ chấm không!
Đầu tiên là về tiếng lóng. Như nhiều bạn vẫn tự tin về khả năng ngoại ngữ của mình, nhưng đó là trên "chứng chỉ". Nhiều bạn trước khi đi cũng vậy nhưng rồi vỡ lẽ. Mỗi nước lóng khác nhau. Đi mấy nước nói tiếng anh còn đỡ. Đi mấy nước Hàn, Nhật, Trung thì “ngọng” như Việt Nam.
Thứ hai là văn nói. Giáo sư giảng bài hay đọc bài luận cả trăm trang cũng hiểu được chín mười phần. Tuy nhiên, khi vào môi trường bạn bè và tiếp xúc với văn hóa “Joke”, một số bạn sinh viên Việt Nam cảm thấy không kết nối được với cuộc vui đang diễn ra và dần cô lập chính mình.
Nhưng đừng vì thế mà nản chí. Giống như tiếng Việt, ngôn ngữ nào cũng có nét đặc sắc riêng. Ai cũng muốn đi làm cho tập đoàn đa quốc gia nọ, đa quốc gia kia. Nhưng lại ngại sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với các đồng nghiệp nước ngoài, phải không nào?
Để WikiAbroad giúp bạn phần này nhé!
C. Nhớ nhà
Như đã nói ở trên, văn hóa, cách sống và sự tương tác giữa mọi người ở Việt Nam rất khác các nước bạn dự định đi du học. Chỉ cần lấy ví dụ như văn hóa giải trí vào ban đêm. Ở nước ngoài, các trung tâm thương mại đóng cửa lúc 18h00 hằng ngày. Giải trí đối với các bạn nước ngoài thường diễn ra ở các bar và pub, khiến nhiều sinh viên Việt Nam không quen.
Lời khuyên chân thành là phải có bạn bè. Không vui như Việt Nam nhưng cuối tuần tụ họp tại nhà một người bạn rồi cả đám nấu nồi lẩu cũng khiến bạn vui hơn phần nào.
5. Không chuẩn bị gì khi du học?
- Mỹ phẩm: việc mang cả tủ mỹ phẩm đi ra nước ngoài chẳng khác nào bạn đang mang gạo từ Mỹ về Việt Nam. Nếu bạn đã đi các nước phát triển hơn Việt Nam thì mỹ phẩm còn đa dạng, phổ biến và có khi còn rẻ hơn ở Viêt Nam.
- Nồi cơm điện: nơi đâu có người Việt Nam thì nơi đó có nồi cơm điện cần “pass” lại. Nếu bạn thực sự không thể sống nếu thiếu nó thì nên nó vào cuối cùng.
- Bất kể vật gì có thể xem là vũ khí: để tránh rắc rối, các ban nên đọc thật kĩ các quy định nhé
- Đồ ăn tươi, có mùi, và thịt: những thứ như vậy, dù một vài trường hợp có thể được cho qua, nhưng việc mở tung vali giữa sân bay thật bất tiện
6. Lời kết
Du học là một chuyến hành trình đầy sự trải nghiệm và thử thách. Để có một chuyến đi thành công, bước chuẩn bị du học là không thể thiếu. Các du học sinh tương lai không chỉ chuẩn bị về vật chất mà còn phải về tinh thần thật tốt để không bỡ ngỡ nói “đất khách, quê người”. Thấu hiểu điều đó, WikiAbroad sẽ là một cộng sự đắc lực trong suốt quãng thời gian du học nước ngoài của bạn!
Xem thêm: Liệu có nên tiếp tục một tình yêu vượt biên giới?
Xem thêm: Những ngành nghề có khả năng làm việc và định cư ở nuóc ngoài cao
Xem thêm: Là du học sinh, tuyệt đối không nên bỏ qua các hoạt động ngoại khóa!