Table Of Contents [hide]

    Viết CV (Ciriculum Vitae) có lẽ là một hành trình dài đối với bất cứ sinh viên nào sắp chuẩn bị tốt nghiệp. Để có một CV hoàn thiện và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng đòi hỏi sinh viên cần đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. CV không chỉ đơn thuần là một tài liệu để nói cho mọi người biết bạn là ai và làm những gì, mà nó còn là công cụ để người đọc đánh giá sự chuyên nghiệp và năng lực của bạn thông qua cách trình bày CV cũng như cách bạn gửi nó. 

    Với kinh nghiệm có được từ việc gửi CV để nhận feedback từ đội ngũ Career Hub của trường đại học La Trobe (Melbourne, Australia) mà mình theo học, trong bài viết này, mình mong muốn chia sẻ với các bạn cách trình bày CV như thế nào để đạt được kết quả tuyển dụng tốt hơn khi tốt nghiệp. 

    Để các bạn tiện theo dõi và nắm thông tin dễ hơn , mình sẽ nói theo từng phần dựa trên các mục có trong CV. Nhìn chung, một CV tiêu chuẩn thường sẽ bao gồm các phần như sau (theo thứ tự):

     

    1.Thông tin cá nhân (Personal Information)

    Thông tin cơ bản

    Thông tin mà bạn cần cung cấp ở mục này bao gồm: Tên họ đầy đủ, Số điện thoại liên lạc và Địa chỉ email. Khi cung cấp tên, bạn cũng có thể ghi thêm tên tiếng anh hoặc nickname của mình trong ngoặc kế đó. Điều này khá phổ biến trong CV vì đôi khi nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc phát âm hay nhớ tên bạn nếu nó quá dài hay phức tạp. 

    Đối với số điện thoại, bạn nên ưu tiên cung cấp số di động (mobile phone) mà bạn thường xuyên dùng để chắc chắn rằng bạn không bỏ lỡ cuộc gọi nào từ nhà tuyển dụng. Về địa chỉ email, bạn cần cung cấp email với cái tên không nhất thiết là phải có vẻ chuyên nghiệp, nhưng chắc chắn nó không được quá casual hay informal (không trịnh trọng). Cách an toàn nhất là địa chỉ email mà khi đọc lên, nó có chứa tên của chính bạn.  

    Lưu ý về địa chỉ nhà

    Ngoài ra, đôi khi một số người sẽ cung cấp cả địa chỉ nhà, hoặc tên khu vực mà họ sống ở mục này. Tuy nhiên, theo mình thì nó không thực sự cần thiết. Có hai lý do giải thích cho điều này. Đầu tiên, khi bạn nộp CV cho nhà tuyển dụng điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã đọc qua mô tả công việc (Job description) cũng như tìm hiểu sơ lược về công ty. Vì vậy việc bạn biết vị trí tuyển dụng ở đâu, có phù hợp với mình không đã được kiếm chứng. Nhà tuyển dụng thường cũng không quá quan tâm đến vấn đề này bởi lẽ vậy. 

    Lý do thứ hai, đối với những trường hợp bạn chưa có thông tin về địa chỉ công ty hoặc vị trí làm, đôi khi việc cung cấp địa chỉ của bản thân sẽ là con dao hai lưỡi. Nếu rơi vào trường hợp nơi bạn ở quá xa so với công ty hoặc có thể có vấn đề trong việc di chuyển, nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua CV của bạn vì nghĩ rằng bạn không thể gắn bó lâu dài với họ do vấn đề địa lý. Mặc dù trên thực tế chưa chắc bạn đã không có cách giải quyết. Tuy ít nhưng không đồng nghĩa rằng trường hợp này không xảy ra. Vì vậy, bạn không cần cho địa chỉ vào mục này. 

    Thông tin mà bạn cần cung cấp ở mục này bao gồm: Tên họ đầy đủ, Số điện thoại liên lạc và Địa chỉ email

    2. Lịch trống (Availability) – optional

    Phần cung cấp lịch trống này không bắt buộc, tuỳ vào nhu cầu mỗi người. Thông thường nó sẽ phù hợp hơn với CV dùng cho tìm việc part time hay casual vì họ cần lịch cụ thể của bạn để sắp xếp roster (lịch làm việc theo ca). Còn đối với nhu cầu tìm việc full time, chúng ta sẽ hiển nhiên hiểu đa số sẽ là công việc từ thứ hai đến thứ sáu 9am-5pm mà mọi người thường gọi là “a nine-to-fine job”. Vì vậy, mục này đa số được xem là không cần thiết trong CV, trừ khi có yêu cầu cung cấp cụ thể từ phía nhà tuyển dụng. 

    Mục này đa số được xem là không cần thiết trong CV, trừ khi có yêu cầu cung cấp cụ thể từ phía nhà tuyển dụng

    3. Profile tóm tắt (Profile)

    Trong phần này, bạn sẽ nói vắn tắt cho người đọc biết bạn là ai (ví dụ: sinh viên mới tốt nghiệp ngành Marketing ở trường La Trobe), mong muốn/dự định sắp tới là gì (đang tìm kiếm một công việc full time trong lĩnh vực marketing để có thể áp dụng những kiến thức đã học về quản lý doanh nghiệp cũng như kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng vào sự phát triển của công ty và cá nhân). Cuối cùng, mô tả ngắn gọn về tính cách, lý tưởng sống và làm việc của bạn để chốt lại profile. 

    Mục profile này sẽ là nơi tạo ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng. Thể hiện tinh thần thoải mái, thân thiện nhưng không kém phần chuyên nghiệp sẽ giúp bạn ghi điểm trong phần này. 

    Mục profile này sẽ là nơi tạo ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng

    4. Trình độ học vấn (Education)

    Mục này cơ bản là liệt kê ra các trường hay các trung tâm/tổ chức giáo dục, học thuật mà bạn đã và đang theo học. Kèm theo đó là tên bằng cấp/giấy chứng nhận bạn đạt được từ tổ chức kể tên cùng với thời gian (year) bạn hoàn thành khoá học. Lưu ý, đối với trường hợp bạn vẫn đang trong thời gian theo học, nhớ cung cấp thời gian dự định tốt nghiệp (expected graduation date) để nhà tuyển dụng lưu tâm và dễ dàng hơn trong việc sắp xếp tổ chức công việc tuyển dụng. 

    Ví dụ:

    • Master of Business Information Systems

                Torrens University, 2021-present (expected graduation: 2022)

    • Bachelor of Business (major in Marketing)

                 La Trobe University, 2019-2020

    • Diploma of Business

                 La Trobe College, 2018-2019

    Trên đây là ví dụ cụ thể để giúp bạn hình dung tốt hơn những gì được trình bày ở trên. Từ đó, tuỳ theo trường hợp của riêng bản thân mà bạn có thể tuỳ chỉnh sao cho phù hợp. 

    Bằng cấp chuyên môn liên quan giúp bạn có cơ hội được nhận cao hơn, nhưng không hẳn là tất cả

    5. Các thành tựu đạt được (Achievements)

    Mục này là nơi để bạn liệt kê tất các những giải thưởng, nhũng chứng nhận học thuật, hay chứng nhận/ bằng cấp ngoài chương trình quy phạm mà bạn đạt được trong suốt con đường học vấn và trải nghiệm của mình. Bạn cũng nên cung cấp thời gian đạt được để giúp thành tựu được nâng tầm giá trị hơn. Đây được xem là hạng mục quyết định sự nổi trội giữa các ứng cử viên dựa trên độ thử thách của nó. Vì không phải ai cũng đạt được nhiều thành tựu và không phải thành tựu nào cũng có giá trị như nhau. Do đó, những giải thưởng hay chứng nhận càng danh giá với hạng mục càng cao sẽ làm cho CV của bạn vượt trội và nổi bật hơn đối thủ rất nhiều. 

    Những giải thưởng hay chứng nhận càng danh giá với hạng mục càng cao sẽ làm cho CV của bạn vượt trội và nổi bật hơn đối thủ rất nhiều

    6. Kinh nghiệm làm việc (Working/Relevant Experiences)

    Cùng với mục thành tựu, kinh nghiệm làm việc là “diễn đàn” chính quyết định sự thành công của bạn trong việc được tuyển dụng hay không. Về cơ bản, ở đây, bạn sẽ liệt kê các công việc bạn đã từng làm qua mà giúp bạn đúc kết được những kinh nghiệm liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Format của mục này sẽ là: tên chức vụ, tên công ty/tổ chức, thời gian làm việc và mô tả ngắn gọn về những gì bạn làm khi giữ chức vụ này.

    Ví dụ:

                Sales & Marketing Support

                METASENSE Pty Ltd

                October 2020- present

    • Emailing system, Cold calls
    • Sales Navigator
    • Design workshop content by requirements
    • Ads management

    Tuy nói là cần những kinh nghiệm liên quan đến công việc ứng tuyển hiện tại, nhưng bạn vẫn có thể cung cấp luôn cả những công việc học thuật bạn đã từng làm qua cho dù nó có vẻ không liên quan lắm, ví dụ:

                OTP Interpreter

                United Language Group (ULG) Inc.

                April 2021- present

    • Interpreting via phone calls
    • English and Vietnamese
    • Variety calling context

    Ở đây, lấy ví dụ bạn đang apply cho job marketing nhưng có kinh nghiệm làm việc là một người phiên dịch. Mới đầu tưởng rằng không liên quan nhưng thực ra, kinh nghiệm có từ công việc phiên dịch viên này cũng bổ trợ kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ cho vị trí marketing. Vì thế, kinh nghiệm này cũng nên được đưa vào để tăng tính cạnh tranh cho CV của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc kĩ trước khi đưa bất kì công việc không liên quan nào vào. Bạn cần chắc chắn rằng nó thực sự giúp ích cho quá trình tuyển dụng và bạn có thể nói về nó trong Cover letter thì hẳn đưa vào. 

    Bạn nên cân nhắc kĩ trước khi đưa bất kì công việc không liên quan nào vào CV

    7. Kỹ năng (Skills)

    Mục này thì mỗi người mỗi khác. Tuy nhiên, nhìn chung, tối thiểu bạn cần có ở đây là kỹ năng làm việc với app văn phòng, hay cụ thể là Microsoft Suite of program (Word, Excel, Powerpoint, One Note, etc.) vì đây là thời đại công nghệ số cả rồi. Nếu có thêm khả năng sử dụng các chương trình khác nữa thì là một điểm cộng. 

    Kế đến là những ngoại ngữ bạn có thể nói được bên canh tiếng mẹ đẻ. Làm việc trong môi trường đa văn hoá như hiện nay thì tiếng Anh là điều không thể thiếu. Do đó, nếu ngoài tiếng anh và tiếng mẹ đẻ, bạn biết thêm một thứ tiếng khác nữa thì CV bạn sẽ nổi bật hơn rất rất nhiều.

    Ngoài hai kỹ năng trên, nếu bạn nghĩ mình có những skill gì khác nữa cứ thoải mái ghi vào. Kỹ năng đó nếu liên quan trực tiếp giúp ích cho công việc đang ứng tuyển nữa thì càng tốt.

    Kỹ năng về công nghệ và ngoại ngữ là không thể thiếu trong môi trường làm việc ngày nay 

    8. Hoạt động ngoại khoá (Extracurricular Activities)

    Đây sẽ là danh sách những hoạt động từ ở trường đến ở ngoài xã hội mà bạn đã tham gia. Nó có thể ở mọi lĩnh vực. Chủ yếu mục này sẽ giúp bạn thể hiện sự năng động cũng như sự quan tâm của bạn đối với môi trường sống xung quanh mình. Các hoạt động tình nguyên cũng được xếp vào mục này. Lưu ý cung cấp vị trí/ tên chức vụ khi bạn tham gia, tên tổ chức, năm tháng tham gia và mô tả sơ lược những chỗ bạn thấy cần thiết.

    Ví dụ:

    • Donating blood at Australian Red Cross Life Blood (2019- present)

     

    • ASSC Student Advisory Group SAG (March 2020)
    • Peer Mentor
    • Peer Support Online Meetup Host

     

    • E-friends Volunteer Program La Trobe University (2019-2020)
    • Assisting new international students in clarifying their queries related to university and study programs via Facebook group
    • Sharing information about Orientation Event, La Trobe University and what is relevant to /helpful for international students
    Hoạt động ngoại khoá có thể bao gồm ở nhiều lĩnh vực

    9. Người tham chiếu (Professional References)

    Tuỳ công việc mà bạn sẽ nhận được yêu cầu về người tham chiếu khác nhau. Tuy nhiên, đa số các CV sẽ để mục này là Availabe upon request (sẽ cung cấp khi có yêu cầu) vì bạn cần liên lạc trước với người tham chiếu để họ chuẩn bị. Do đó, lời khuyên ở đây chỉ là bạn nên tạo mối quan hệ tốt với giảng viên, thầy cô hay bất cứ ai mà bạn cho rằng có khả năng trở thành người tham chiếu cho mình. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi có danh sách của references chuyên nghiệp và đáng tin cậy, cực kì giúp ích cho công việc mơ ước trong tương lai của bạn. 

    Nên tạo mối quan hệ tốt với giảng viên, thầy cô hay bất cứ ai mà bạn cho rằng có khả năng trở thành người tham chiếu cho mình

    Lưu ý, cách viết CV mình trình bày ở trên có xu hướng phù hợp hơn khi bạn áp dụng để tìm những công việc học thuật, chuyên ngành full time và được xem là bước đệm để dẫn bạn đến vòng phỏng vấn hiệu quả hơn. Còn đối với nhu cầu tìm công việc part-time hay casual để kiếm thêm tiền trang trải chi phí sinh hoạt trong quá trình du học thì khi đó, CV sẽ có những thay đổi nhỏ khác cũng như những tips riêng để phục vụ mục đích vừa đề ra. Mình hy vọng những chia sẻ trên phần nào giúp bạn có những kiến thức vững vàng hơn để bắt đầu chiếc CV của chính mình, hoặc hoàn thiện hơn những bản thảo sẵn có. 

     

    Có thể bạn cũng quan tâm:

    Top 8 loại thẻ hữu ích cho du học sinh khi du học tại Úc - https://wikiabroad.com/blog/post/top-8-loai-the-huu-ich-cho-du-hoc-sinh-khi-du-hoc-tai-uc

    7 điều làm mình bất ngờ khi du học Úc - https://wikiabroad.com/blog/post/7-dieu-lam-minh-bat-ngo-khi-di-du-hoc-o-uc

    Cách set up LinkedIn profile chuẩn cho sinh viên - https://wikiabroad.com/blog/post/cach-set-up-linkedin-profile-chuan-cho-sinh-vien

    Tổng quan thị trường việc làm Marketing tại Úc 2021- https://wikiabroad.com/blog/post/tong-quan-thi-truong-viec-lam-marketing-tai-uc-2021

    Ho Thanh lam
    Ho Thanh lam
    (Chưa có thông tin mô tả)