Sau khi đã hoàn tất các loại giấy tờ, thì nộp hồ sơ là bước cuối cùng trong quá trình chuẩn bị du học của bạn. Khi nộp hồ sơ du học Canada bạn cần thực hiện việc gửi tới các trường mà mình muốn ứng tuyển và xin visa ở Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu nộp hồ sơ du học Canada ở đâu với 3 địa chỉ cần quan tâm nhé!
Nộp hồ sơ du học Canada ở đâu?
Bạn phải hoàn thành thủ tục và nộp hồ sơ trực tiếp qua website thông tin của từng trường. Hoặc bạn có thể nộp hồ sơ du học Canada trên hệ thống khu vực như OUAC (Trung tâm Ứng dụng Đại học Ontario) ở tỉnh Ontario. Giá đăng ký cho OUAC 2021 là khoảng 150 CAD (khoảng 2,7 triệu VNĐ) cho 3 trường đại học (hoặc ba khóa học từ cùng một trường đại học), sau đó là 50 CAD (khoảng 900 nghìn VNĐ) cho mỗi trường tiếp theo.
Bạn cần tìm hiểu các yêu cầu điều kiện đầu vào và giấy tờ cần phải có. Một bộ hồ sơ thông thường sẽ cần các loại giấy tờ cơ bản sau:
- Bản scan hộ chiếu
- Chứng chỉ ngoại ngữ
- Thư thể hiện mục đích đi du học Canada (Statement of Purpose)
- Bảng điểm của bậc học tốt nghiệp gần nhất
- Thư giới thiệu
- Resume
Ví dụ về cổng thổng tin của trường đại học Toronto Canada
Nộp hồ sơ xin visa du học Canada ở đâu?
Sau khi bạn nhận được thư mời nhập học của trường đại học mình ứng tuyển, bạn sẽ cần phản hồi với trường. Tiếp theo là công việc chuẩn bị thủ tục xin visa. Có 2 địa chỉ nhận hồ sơ xin visa ở Hà Nội và TPHCM. Cụ thể như sau:
Địa chỉ nộp hồ sơ du học Canada trực tiếp
Nếu đang ở Hà Nội hoặc TP.HCM, bạn nên tới Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực (VFS) Việt Nam. Đây là văn phòng trung gian có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và chuyển giao cho Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Canada.
- Đại chỉ tại Hà Nội: Văn phòng Tổ chức Di cư Quốc tế, tầng 2 tòa Hong Kong Tower Building, 243A Đê La Thành Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Xem địa chỉ trên Bản đồ Google.
- Địa chỉ tại TP.HCM: Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực Canada Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Tầng 9 Cienco tháp 4, 180 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Võ Thị Sáu Quận 3. Xem địa chỉ trên Bản đồ Google.
- Thời gian mở cửa: Giờ mở cửa của 2 trung tâm đều từ từ 9 giờ sáng - 5 giờ chiều, từ thứ Hai - thứ Sáu trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định.
- Hotline: +8428 3622 0988
- Email: info.canhcmvieiom@vfshelpline.com
Lưu ý: Hai trung tâm này không có quyền cấp hoặc từ chối hồ sơ xin thị thực, chỉ tiếp nhận hồ sơ rồi thu phí và sau đó là nhận và trả lại hộ chiếu.
Quan trọng:
- Khi đã đặt hẹn, du học sinh cần có mặt trước 15 phút và không thể nhờ người khác đi thay. Ngoài ra, chỉ bạn và bố/mẹ hoặc một người chăm sóc (nếu du học sinh dưới 18 tuổi) được phép vào trong trung tâm.
- Hồ sơ cần mang theo: Du học sinh cần mang theo bản photo của hồ sơ xin visa, 2 bản trang mã vạch 2D, 2 bản thông tin cá nhân của hộ chiếu, hộ chiếu chưa hết hạn hoặc giấy thông hành tối thiểu còn trống hai mặt và tất cả các giấy tờ hỗ trợ cả bản gốc và bản sao. Nếu dưới 14 tuổi, du học sinh không cần đặt lịch hẹn trước do việc lấy dấu vân tay là không cần thiết.
- Trước khi vào, để đảm bảo bảo mật và an toàn, nhân viên trung tâm có thể kiểm tra túi của du học sinh hoặc người đi cùng. Có thể mang điện thoại vào trong trung tâm nhưng phải để chế độ rung hoặc im lặng.
- Không được quay phim, chụp hình hoặc ghi âm dưới bất kỳ hình thức nào và cần cất điện thoại khi đang tiếp xúc với nhân viên.
- Những loại túi nói chung như balo, cặp đựng tài liệu, vali, túi vải, túi da,... và cặp hồ sơ có khóa phải để bên ngoài. Thay vì thế, bạn hãy mang theo túi nhựa để đựng các tài liệu liên quan.
Một số vật dụng bị cấm trong Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực như sau:
- Thiết bị điện tử hoặc dùng pin (camera, máy tính bảng, cassette audio/videp, đầu đọc đĩa, MP3, ổ đĩa mềm, laptop, máy nghe nhạc xách tay, ổ đĩa cứng (HDD), thiết bị bí mật ghi hình, máy ghi âm) hoặc các thiết bị khác có thể gây cản trở hoạt động của trung tâm
- Phong bì hoặc bưu kiện niêm phong
- Chất dễ cháy nổ (diêm, hộp quẹt, thuốc lá điện tử, xăng dầu)
- Vật sắc nhọn (kéo, dao đa năng, dũa móng tay)
- Vũ khí hoặc những đồ vật giống như vũ khí và vật dụng gây cháy nổ
- Những đồ vật/thiết bị khác tùy theo quyết định của nhân viên an ninh
Sau khi hoàn tất hồ sơ xin thị thực, bạn cần thanh toán một số chi phí cần thiết. Trong đó, một số dịch vụ hỗ trợ thêm tại Trung tâm giúp việc nộp hồ sơ dễ dàng hơn như:
Dịch vụ (tính theo đương đơn) | Mức phí đã bao gồm VAT (dola Canada CAD) | Mức phí đã bao gồm VAT (dola Mỹ USD) |
---|---|---|
Chuyển phát nhanh (một kiện hàng) | 4.25 | 3.50 |
Tin nhắn SMS (với mỗi đương đơn) | 3.00 | 2.48 |
Photocopy tài liệu (với mỗi trang giấy) | 0.21 | 0.17 |
In tài liệu (với mỗi trang giấy) | 0.42 | 0.35 |
Để sử dụng các dịch vụ này, bạn cần thanh toán ngay tại quầy bằng tiền mặt và sẽ được nhận biên lai sau khi hoàn thành giao dịch.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thanh toán Phí xin Visa du học và phí Sinh trắc học (nếu được yêu cầu) theo như hướng dẫn tại đây.
Địa chỉ nộp hồ sơ du học Canada online
Thực chất, làm visa du học Canada online không khác nhau là mấy so với làm trực tiếp. Khi bạn vẫn cần đến Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực để lấy sinh trắc học và cầm theo hộ chiếu để dán visa.
Điểm khác nhau ở đây là bạn được phép giữ hộ chiếu gốc trong thời gian hồ sơ được xét duyệt. Thời gian nhận kết quả khi làm trực tuyến là khoảng 13 ngày, nhanh hơn khi làm trực tiếp. Bù lại, bạn có thể gặp khó khăn khiến hồ sơ bị từ chối như: đăng ký tài khoản, các tệp tin bị lỗi khi đăng tải lên hệ thống,...
Bạn có thể tìm hiểu cách nộp hồ sơ du học Canada online chi tiết hơn và đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng cách nhé!
Vì vậy, nếu bạn muốn nộp hồ sơ xin visa du học online, hãy cẩn thận làm theo các bước dưới đây nhé:
Để nộp hồ sơ du học Canada trực tuyến, bạn cần truy cập vào trang web của chính phủ Canada.
Bước 1: Truy cập website để tạo tài khoản
Bạn kéo xuống mục “Services and information” và chọn “Sign in or create an account” để tạo tài khoản như hình dưới đây.
Sau đó, màn hình sẽ hiện lên như hình và nếu bạn có tài khoản GCKey thì chọn Option 1, có tài khoản ngân hàng Canada thì chọn Option 2 và nếu không có cả 2 thì click vào Register dưới câu hỏi “Don’t have an account?” để đăng ký tài khoản.
Thông thường, các bạn du học sinh ở Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng Canada nên chúng ta sẽ chọn Option 1 “Sign in with GCKey” và chọn “Sign up” sau đó.
Bước 2: Điền thông tin cần thiết
Với mục Terms and Conditions of Use (Điều kiện và điều khoản)
Bạn hãy click vào “I accept” để đồng ý với các điều mục và điều khoản của chính phủ Canada.
Với “Create Your Username”
Bạn chọn và tạo tên tài khoản có ít nhất 8 ký tự và có thể thêm một số ký tự tùy ý như chữ viết Hoa, chữ viết thường, chữ cái tiếng Pháp, chữ số và một vài ký hiệu đặc biệt khác. Sau đó chọn “Continue” như hình.
Tiếp theo là “Create Your Password”
Bạn cần tạo mật khẩu đáp ứng đủ các yêu cầu như: có từ 8 đến 16 ký tự; bao gồm chữ số, chữ viết hoa, chữ viết thường; không bao gồm có ký tự đặc biệt hoặc 3 ký tự liên tiếp giống với tên tài khoản (username) và phải khớp mật khẩu khi điền lại.
Độ an toàn tài khoản của bạn là rất cao nếu dòng chữ “Strength: Strong” hiện ra như hình.
Phần “Create Your Recovery Questions, Answers and Hints”
Đây là phần sẽ giúp bạn lấy lại được tài khoản trong trường hợp quên mất mật khẩu bằng cách trả lời đúng các câu hỏi bạn tự chọn. Bạn nên chọn câu hỏi và trả lời dễ nhớ nhất với mình nhé!
Ngoài ra, phần trả lời của bạn bắt buộc phải có trên 3 ký tự, không bao gồm các ký tự đặc biệt (như @, #, %) . Phần câu gợi ý cũng cần có ít nhất 3 ký tự nhưng bạn được phép thêm chữ số và một số dấu câu nếu muốn như dấu móc lửng ('), dấu phẩy (,), dấu gạch ngang (-), dấu chấm (.), và dấu hỏi (?).
Sau khi trả lời xong, bạn nên chụp màn hình để xem lại khi cần thiết nhé.
Cuối cùng là mục “Optional Account Recovery”
Bạn có thể chọn điền thông tin email để khôi phục tài khoản nếu quên mất mật khẩu. Có thể chọn nút “Skip” ở dưới cùng nếu thấy không cần thiết.
Bạn sẽ thấy thông báo như thế này nếu xác nhận đăng ký thành công.
Bước 3: Tạo đơn xin thị thực
Sau khi đăng nhập thành công, bạn hãy kéo xuống để chọn “Apply to come to Canada”
Và sau đó chọn tiếp “Visitor visa, study and/or work permit”
Đến bước này, bạn cần trả lời một số câu hỏi để xác nhận loại thị thực và chi phí cần đóng.
Sau khi xác thực tất cả thông tin, chọn “Continue”.
Bước 4: Tải file cần thiết lên hệ thống
Phần “Application Form(s)”
- Application for Visitor Visa (Temporary Resident Visa) Made Outside of Canada (IMM5257)/Đơn xin visa du lịch của người ngoài Canada trong thời hạn ngắn ngày.
- Bạn cần tải và nhập đầy đủ các thông tin như yêu cầu, phần nào không có câu trả lời thì điền N/A. Sau khi điền, chọn “Validate”. Tờ khai được coi là hợp lệ nếu ở mục “OFFICE USE ONLY” hiện chữ “Yes” và có mã vạch tại trang cuối cùng của mẫu đơn.
Mục “Supporting Documents” (Bổ sung giấy tờ)
- Travel History (bắt buộc): Scan rồi tải lên thị thực còn hiệu lực và các trang của hộ chiếu cũ.
- Passport (bắt buộc): Giấy tờ hộ chiếu ít nhất 6 tháng còn hạn. Bạn cần scan và tải tất cả các trang có hình, thông tin cá nhân cùng dấu mộc xuất nhập cảnh, thị thực.
- Proof of Means of Financial Support (bắt buộc)/Chứng minh tài chính: Scan và tải lên Giấy xác nhận việc làm từ công ty, Sao kê tài khoản cá nhân trong 4 tháng lại đây (Employment letter, bank statements for the last 4 months).
- Digital photo (bắt buộc: Tải lên ảnh thẻ với kích cỡ được chỉ định.
- Purpose of Travel – Other (bắt buộc): Lịch trình của chuyến đi theo dự kiến (Travel Itinerary)
- Family Information/Bản khai thông tin về gia đình: Sau khi tải về, ứng viên nhập thông tin đầy đủ, bao gồm cả thời gian (không yêu cầu ký tên).
Mục “Optional Documents” (Giấy tờ không bắt buộc)
- Schedule 1 – Application for a Temporary Resident Visa Made Outside Canada (IMM 5257)/Đơn đăng ký cho người xin visa đến từ nước ngoài Canada: Tải bản kê khai lịch sử đi lại trong hộ chiếu trong vòng 5 năm gần nhất và kê khai đầy đủ
- Chọn “Validate” sau khi hoàn tất.
Phần “Client Information” giúp bạn gửi thêm giấy tờ bạn muốn.
Bước 5: Thanh toán
Sau khi đã tải file lên, bạn chọn “Continue” để tiến hành xác nhận giấy tờ và số tiền bạn cần thanh toán. Thông thường, bạn sẽ đóng 185 CAD (tương đương 3,500,000 VNĐ) cho phí xin thị thực (100 CAD) và phí sinh trắc học (85 CAD). Hãy tìm hiểu thêm tại đây.
Bạn sẽ thanh toán trực tiếp cho Chính phủ Canada qua thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng.
Bước 6: Đặt lịch hẹn đi lăn tay ở các văn phòng tiếp nhận hồ sơ ở Việt Nam
Sau khi nhận Thư hướng dẫn lấy dữ liệu sinh trắc học (BIL), bạn cần in ra và mang theo các giấy tờ như: Bản copy thư BIL, đơn chấp nhận, hộ chiếu/Giấy thông hành chưa hết hạn và còn tối thiểu hai trang còn trống tại hai mặt giấy.
Sau khi bạn nộp hồ sơ tại Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực, bộ hồ sơ của bạn sẽ được xem xét dựa vào các yêu cầu của IRCC và sau đó thay mặt bạn chuyển hồ sơ đi vào ngày làm việc kế tiếp.
Khi hồ sơ xin visa du học của bạn đã có quyết định xét duyệt, Văn phòng Thị thực sẽ chuyển bảo đảm hộ chiếu của du học sinh đến Trung tâm VFS. Sau đó, Trung tâm sẽ thông báo kết quả tùy theo cách bạn lựa chọn. Kết quả này cũng sẽ xuất hiện trên Hệ thống Tra Cứu Hồ Sơ Trực tuyến để thông báo hồ sơ đã được hoàn trả. Sau đó, hồ sơ sẽ được gửi về cho bạn dựa trên cách bạn lựa chọn.
Trên đây là 3 địa chỉ liên quan tới nộp hồ sơ du học Canada ở đâu mà bạn nên biết. Để có thêm chi tiết các bước chuẩn bị hồ sơ liên quan, bạn hãy liên hệ ngay với Wikiabroad để được tư vấn chi tiết nhé!