Chứng minh tài chính du học Canada là vấn đề được nhiều bạn quan tâm vì đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả đi du học. du học canada theo diện chứng minh tài chính cụ thể sẽ như thế nào, cần chuẩn bị những điều kiện gì? Câu trả lời sẽ được chuyên gia tư vấn du học WikiAbroad giải đáp chi tiết trong bài viết này.
Du học Canada có cần chứng minh tài chính không?
Thông thường đi du học Canada có cần phải chứng minh tài chính, tuy nhiên bạn vẫn có thể du học theo chương trình không chứng minh tài chính (SDS) được áp dụng từ 3/2028 đã mang lại lợi thế cho sinh viên Việt Nam. Đây là chương trình tạo điều kiện cho những người giỏi nhưng bị hạn chế về tài chính có cơ hội được phát triển trên con đường học tập. Tùy theo từng diện du học mà có cách thức chứng minh khác nhau. Phụ huynh và du học sinh nên dựa trên điều kiện và nhu cầu của mình để chọn ra phương thức phù hợp nhất.
Chương trình du học Canada diện chứng minh tài chính là gì?
Chương trình du học Canada diện chứng minh tài chính được tạo ra bởi Chính phủ Canada với mục đích đảm bảo rằng du học sinh có đủ điều kiện và khả năng chi trả đầy đủ tiền học và phí sinh hoạt khi nhập học tại các cơ sở giáo dục. Bởi vì Canada nổi tiếng là quốc gia có đời sống cao, chi phí đắt đỏ thuộc top đầu thế giới.
Bên cạnh đó, đây cũng là một cách hiệu quả giúp Canada giảm thiểu tình trạng nhập cư bất hợp pháp khi biết được lý do nhập cảnh của du học sinh.
Thêm nữa, chương trình chứng minh tài chính du học Canada này giúp Canada xác định được thân thế và thân nhân của bạn. Nhờ vậy mà có thể nhận biết du học sinh là công dân gương mẫu, luôn tuân thủ luật pháp hay đã có tiền án, tiền sự. Từ đóm họ có thể ngăn ngừa các đối tượng tội phạm vào trong lãnh thổ Canada.
So sánh chương trình chứng minh tài chính, SDS và CES Canada
Ngoài cách đi du học Canada bằng Visa thông thường, bạn có thể du học theo diện miễn chứng minh tài chính (SDS) và chương trình CES -, không chứng minh tài chính. Dưới đây là bảng so sánh giống và khác nhau giữa 3 chương trình này:
Tiêu chí | Visa thường | CES | SDS |
Khái niệm | Chương trình du học Canada diện chứng minh tài chính nhằm đảm bảo khả chi rả học phí và chi phi sinh hoạt trong suốt quá trình học | Là chương trình cấp visa ưu tiên dành cho các sinh viên đăng ký học tại các trường trong danh sách CICan | Là chương trình du học trực tiếp do Bộ Di trú, Người tị nạn và Quốc tịch của Canada (IRCC) ban hành |
Chứng minh tài chính | Bắt buộc | Không phải chứng minh tài chính | Không phải chứng minh tài chính |
Số tiền cần chứng minh | Theo thủ tục hiện hành, có ít nhất 35,000 CAD | Ký quỹ Scotiabank 10,000 CAD | Ký quỹ Scotiabank 10,000 CAD |
Phí chính phủ | 150$ + 85$ vân tay và chụp hình nếu từ 14 tuổi | 150$ + 85$ vân tay và chụp hình nếu từ 14 tuổi | 150$ + 85$ vân tay và chụp hình nếu từ 14 tuổi |
Đóng trước học phí | Không yêu cầu đóng trước nhưng có thể là 1 phần trong thủ tục chứng minh tài chính | 1 năm | 1 năm |
Các trường được đăng ký | Tất cả các trường | 55 trưởng trong danh sách CICan | Tất cả các trường bậc sau trung học |
IELTS | Khuyến khích | 5.0 | 6.0 |
Kế hoạch học tập | Bắt buộc | Khuyến khích | Không bắt buộc |
Khám sức khỏe trước khi nộp hồ sơ | Khuyến khích | Bắt buộc | Bắt buộc |
Thời gian xử lý hồ sơ | 60 ngày | 60 ngày | 45 ngày |
Điều kiện cần để đi du học Canada diện chứng minh tài chính
Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi chứng minh tài chính du học Canada đó là xem xét liệu bạn có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu của chương trình hay không. Vì vậy, hãy cùng WikiAbroad điểm qua các điều kiện dưới đây nhé.
Điều kiện tài chính
Đầu tiên, trong tài khoản ngân hàng của bạn cần có ít nhất 35,000 CAD (810 triệu VND), dành để chi trả cho một năm du học tại Canada. Tiếp đến, bạn cũng cần cung cấp bản sao kê ngân hàng trong vòng 4 tháng trước khi nộp hồ sơ và sổ tiết kiệm của gia đình. Trong sổ tiết kiệm cần có tối thiểu 600 triệu đồng, đã giữ trong sổ được 6 tháng hoặc hơn.
Tiếp theo, du học sinh cần chứng minh được công việc và thu nhập của bản thân hoặc của người tài trợ (thường là cha mẹ).
- Nếu cha hoặc mẹ là công nhân viên chức tại một doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước, cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như hợp đồng lao động và bảng lương.
- Nếu cha hoặc mẹ là chủ doanh nghiệp hoặc công ty thì cần cung cấp giấy đăng ký kinh doanh, hình ảnh xác nhận cơ sở kinh doanh và biên lai thuế thu nhập trong vòng sáu tháng khi nộp hồ sơ.
Cuối cùng, để việc nhận học thuận lợi hơn, du học sinh nên cung cấp một số giấy tờ chứng minh sở hữu các tài sản có giá trị cao (nhà cửa, xe ô tô, căn hộ,...). Mặc dù danh mục tài sản này không phải là thông tin bắt buộc nhưng sẽ giúp tăng khả năng thị thực của bạn được chấp nhận.
Bên cạnh đó, nếu người tài trợ đang cư trú tại Canada thì du học sinh cần cung cấp Thư bảo lãnh bao gồm thông tin về: trách nhiệm tài chính, tiền gửi ngân hàng, giấy tờ xác nhận việc làm của người tài trợ, bản sao thuế thu nhập trong vòng hai năm gần đây,...
Lời khuyên của WikiAbroad:
- Nếu bạn đang ấp ủ ý định du học Canada thì nên bắt đầu chuẩn bị giấy tờ càng sớm càng tốt
- Ngoài ra, bạn cần có giấy tờ chứng minh được nguồn gốc rõ ràng của số tiền mà bạn sẽ trả
- Như đã nói đến ở trên, các giấy tờ chứng minh việc sở hữu tài sản cố định như sổ đỏ, số lượng oto,..; chỉ là yếu tố cộng thêm trong hồ sơ. Đại Sứ Quán quan tâm nhiều hơn đến sổ tiết kiệm và thu nhập hàng tháng của gia đình để đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên.
Thư chấp nhận học từ trường thuộc nhóm DLI
Không giống như chương trình SDS có một số hạn chế về bậc giáo dục. Diện chứng minh tài chính giúp bạn có cơ hội thoải mái lựa chọn các trường từ bậc Tiểu học đến Đại học thuộc nhóm những cơ sở giáo dục được chỉ định cho học viên quốc tế (Designated Learning Institution - DLI).
Nếu bạn chưa biết thì DLI được Chính phủ Canada cho phép tuyển sinh từ các nước ngoài Canada, những người mong muốn theo học ở tổ chức giáo dục ở đất nước này. Để biết được trường bạn chọn có thuộc DLI hay không, bạn có thể đọc thêm thông tin chính thống của Chính phủ Canada tại đây.
Kế hoạch học tập (Study Plan)
Bản kế hoạch học tập hay còn gọi là Study Plan, giúp ứng viên thể hiện rõ mục tiêu học tập và kế hoạch trong tương lai khi trở thành học sinh, sinh viên của trường. Đây là văn bản thể hiện sự nghiêm túc của du học sinh đối với việc học tập tại Canada, giúp tăng khả năng hồ sơ được chấp nhận.
Ngoài ra, Study Plan còn giúp chứng minh được rằng mục đích đến Canada thực sự là để học tập, giúp ghi thêm điểm cho hồ sơ của bạn.
Đầu tiên, bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với khả năng và mong muốn. Tiếp theo, ứng viên nên có sự chuẩn bị tâm lý kĩ càng với sự khác biệt giữa chương trình học tại Việt Nam và Canada. Tránh để sự khác biệt này làm ảnh hưởng đến kết quả việc học của bạn sau này.
Một lưu ý rất quan trọng dành cho bạn chính là không quên nhắc đến việc quay về nước sau khi hoàn thành chương trình học. Dù mục đích của việc du học có thể thay đổi trong tương lai, nhưng trong Study Plan cần nhấn mạnh bạn sẽ trở về nước sau khi tốt nghiệp.
Bạn nên tìm hiểu chi tiết về hồ sơ du học Canada cần những gì để chuẩn bị tốt nhất những giấy tờ cần thiết trước khi nộp đơn xin VISA du học Canada nhé!
Năng lực ngôn ngữ
Thay vì yêu cầu điểm IELTS tất cả các kỹ năng tối thiểu 6.0 như diện không chứng minh tài chính SDS, chương trình chứng minh tài chính không bắt buộc ứng viên cần có chứng chỉ ngoại ngữ.
Dù vậy, tùy thuộc vào trường bạn chọn có thể sẽ đưa ra yêu cầu riêng về chứng chỉ ngôn ngữ. Thông thường, các trường cấp 3 sẽ yêu cầu bạn có GPA năm học gần nhất tối thiểu 6.5 và có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản.
Trong khi các trường cao đẳng sẽ chấp nhận ứng viên đạt điểm IELTS trung bình cho 4 kỹ năng là 5.5 và điểm 6.5 nếu muốn ứng tuyển vào các trường đại học.
Ngoài ra, nếu chọn chương trình du học bằng tiếng Pháp thì bạn cũng cần đáp ứng yêu cầu về tiếng Pháp được đưa ra bởi trường bạn chọn.
Hồ sơ du học Canada theo diện chứng minh tài chính
Các loại giấy tờ có tính xác thực nhất khi chứng minh tài chính là: Sổ tiết kiệm, tài sản gia đình và các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập của người bảo trợ.
Sổ tiết kiệm
Bạn nên chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận số dư trong tài khoản ngân hàng song ngữ Anh - Việt. Thời gian trên sổ tiết kiệm nên gửi trước đó 4 tháng
- Nếu được gọi phỏng vấn, bạn nên mang theo số tiết kiệm gốc phòng trường hợp cần chứng minh
Hồ sơ chứng minh bằng nguồn thu nhập của người bảo trợ
Nguồn thu nhập của người bảo lãnh có thể được chứng minh qua công việc kinh doanh, tiền lãi trong ngân hàng, cổ phiếu,… nhưng tất cả phải đều yêu cầu có giấy tờ chứng minh và hợp pháp.
Trong trường hợp cha mẹ làm nhân viên văn phòng:
- Hợp đồng lao động
- Bảng lương/ Sao kê lương
- Giấy tuyển dụng/ Giấy xác nhận vị trí chức vụ
- Các giấy tờ khác liên quan để chứng minh tổng thu nhập
Trường hợp hộ kinh doanh:
- Giấy phép kinh doanh
- Biên lai thuế
- Bảng kê khai tổng thu nhập
- Hợp đồng thời gian gần đây
Trường hợp bố mẹ là chủ công ty
- Giấy phép kinh doanh
- Hình chụp công ty
- Biên lai thuế
- Bảng kê khai tổng thu nhập trong 6 tháng gần nhất
Trường hợp bố mẹ có thu nhập từ cho thuê tài sản:
- Hợp đồng cho thuê
- Hóa đơn thanh toán từng tháng
Trường hợp có người thân là người tài trợ đang định cư tại Canada:
- Thư bảo lãnh
- Tiền gửi ngân hàng
- Xác nhận việc làm
- Biên lai thuế 2 năm gần nhất,..
Lời khuyên từ WikiAbroad: Các giấy tờ cần có tính xác thực theo từng mốc thời gian để tránh trường hợp hồ sơ bị từ chối
Hồ sơ chứng minh tài sản gia đình
Phần này không bắt buộc trong yêu cầu thủ tục chứng minh tài chính nhưng đây sẽ là yếu tố giúp tăng khả năng đậu Visa Canada của bạn.
- Giấy tờ nhà đất/ Căn hộ
- Giấy tờ xe
- Các tài sản có giá trị khác
Các loại giấy tờ khác
- Bảng điểm của năm học gần nhất
- Đơn xin nhập học
- Lệ phí đăng ký nhập học
- Lộ trình học tập (Study Plan)
- Giấy cam kết giám hộ của người bảo lãnh ở Canada và giấy cam kết chấp nhận về giám hộ của người bảo lãnh ở Canada, với đối tượng là học sinh dưới 18 tuổi
- Một số các giấy tờ khác như Giấy chứng nhận năng lực tiếng Anh/Pháp.
Có thể bạn quan tâm: Quy trình 9 bước nộp hồ sơ du học Canada
Địa chỉ và lệ phí nộp hồ sơ chứng minh tài chính
Bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức nộp dưới đây:
- Nộp trực tiếp nếu có thể tại 2 văn phòng Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực Canada (văn phòng ở Hà Nội hoặc TPHCM): Nộp cả hồ sơ chứng minh tài chính và hồ sơ xin thị thực du học.
- Nộp online và tới văn phòng Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực Canada để lấy sinh trắc học dấu vân tay: Làm theo các bước:
- Đăng nhập website Chính phủ Canada
- Xác nhận loại visa cần làm qua bảng câu hỏi
- Tải về và hoàn thiện các giấy tờ theo mẫu có sẵn
- Trả phí hồ sơ
- Lấy sinh trắc học và kết quả thị thực theo lịch được hẹn
Lưu ý: phí nộp cố định 150$. Người từ 14 tuổi trở lên cần đóng thêm 85$ để lấy vân tay và chụp hình.
Thời gian nhận kết quả
Sau khoảng 40 - 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, trường bạn chọn sẽ gửi lại kết quả xét tuyển.
Thời gian xét duyệt hồ sơ phụ thuộc vào chính “bản thân" của bộ hồ sơ và số lượng các hồ sơ đăng ký nộp tại thời điểm đó.
2 lý do khiến hồ sơ chứng minh tài chính du học Canada bị từ chối
Nếu đã làm theo đúng tất cả các bước mà WikiAbroad liệt kê ở trên nhưng hồ sơ của vẫn không được trường chấp nhận thì bạn cũng đừng quá buồn mà hãy xét xem bạn có mắc phải lỗi nào dưới đây hay không. Nếu có, bạn hãy rút kinh nghiệm cho lần sau nhé!
Trường hợp bị từ chối do không chứng minh được tài chính hợp pháp
Để thực hiện tốt điều này, trước hết, du học sinh cần xác định được mục đích du học. Sau đó, dựa trên mục đích này để lên kế hoạch chuẩn bị cho các yêu cầu về tài chính sớm nhất có thể. Như vậy, ứng viên sẽ có thêm thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng bộ hồ sơ, giúp tăng khả năng được chấp nhận.
Bên cạnh việc chứng minh gia đình bạn có đủ số tiền chi trả cho quá trình học tập, Đại sứ quán còn quan tâm đến số tiền này có nguồn gốc từ đâu, có hợp pháp và bền vững hay không. Đây cũng là vấn đề mà nhiều gia đình gặp phải do nhiều hộ gia đình ở nước ta chưa chú trọng đến việc kê khai thuế hàng năm cũng như không có giấy tờ nào để chứng minh tổng thu nhập hàng tháng. Trong khi đó, các giấy tờ chứng minh tài sản chỉ là yếu tố khuyến khích, đôi khi chưa đủ để lãnh sự quán cấp visa cho bạn.
Trường hợp không chứng minh được sẽ trở về nước sở tại sau khi tốt nghiệp
Lỗi này phần lớn xuất hiện trong buổi phỏng vấn với Đại sứ quán. Ứng viên chưa thể hiện được ý định đi du học nghiêm túc và sẽ trở về Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình học tại Canada.
Ngoài ra, thiếu kế hoạch học tập (Study Plan) cũng là lỗi khá phổ biến. Canada muốn biết rằng bạn có thực sự nghiêm túc với việc học tập hay không và có thể đóng góp được những gì trong suốt chương trình học đó. Việc thể hiện được kế hoạch học tập giúp chứng minh với Chính phủ Canada rằng bạn xứng đáng có cơ hội được học tập tại nơi đây.
Như vậy, để tránh việc hồ sơ xin du học theo diện chứng minh tài chính bị từ chối, ứng viên cần có một kế hoạch học tập thật chi tiết, rõ ràng, có mục đích cụ thể.
Trên đây là những thông tin chi tiết về chứng minh tài chính du học Canada gửi tới các bạn du học sinh tương lai. Hãy liên hệ ngay với WikiAbroad để được tư vấn ngay lộ trình du học Canada trơn tru nhé!
WikiAbroad