Working Holiday là gì? Hiện nay, ở nhiều quốc gia Working Holiday đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn cho kỳ gap year hoặc người đi làm muốn tăng thêm trải nghiệm ở nước ngoài. Tuy vậy, nhưng có vẻ đây là một khái niệm vô cùng mới mẻ ở Việt Nam, cùng WikiAbroad tìm hiểu rõ hơn về Working Holiday nhé!
1. Khái niệm về Working Holiday là gì?
1.1 Khái niệm
Trả lời câu hỏi “Working Holiday là gì?”, Working holiday có nghĩa là làm việc trong kỳ nghỉ. Bạn sẽ có một chuyến đi du lịch dài 1 năm đến các thành phố trong một quốc gia đề vừa trải nghiệm văn hóa vừa được làm việc để có thêm kinh nghiệm và thu nhập để trang trải. Khi tham gia chương trình này, bạn sẽ có thời gian khám phá dài hơn so với khách du lịch thông thường.
Các công dân khi thực hiện Working Holiday cần lưu ý với yêu cầu về độ tuổi. Mỗi quốc gia có những yêu cầu cụ thể nhưng nhìn chung độ tuổi tối thiểu là 18 tuổi. Ví dụ như ở Úc và New Zealand đều có giới hạn tuổi trên 30, trong khi Canada là 35 tuổi.
1.2 Lợi ích khi tham gia Working Holiday
- Được trải nghiệm khám phá thiên nhiên, văn hóa của đất nước khác
Khi tìm hiểu Working Holiday là gì thì có thể nói đây là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời khi mà họ có thể được trải nghiệm thực tế và khám phá thế giới quan xung quanh trên nhiều phương diện khác nhau giúp nâng cao kiến thức cá nhân.
- Tăng trải nghiệm vốn sống cá nhân
Bằng trải qua nhiều công việc khác nhau, trong 1 năm Working Holiday, công dân có thể rút ra cho bản thân nhiều bài học quý giá, phù hợp với bản thân mình nhằm tạo ra một cơ sở vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai.
- Trau dồi tiếng Anh
Chắc chắn rằng khi tham gia vào kỳ nghỉ công việc ở một số nơi trên thế giới, điều kiện cần là một cơ sở Tiếng Anh vững chắc để đảm bảo rằng công dân không bị bất đồng hay gặp trở ngại về ngôn ngữ nào. Vì thế, Tiếng Anh của bạn sẽ dễ dàng được cải thiện rất nhiều đấy.
- Có thể tạo ra thu nhập
Có lẽ bên cạnh việc tích lũy kinh nghiệm cho bản thân thì việc tài chính cũng đóng một vai trò không nhỏ cho khoảng thời gian này. Một khoản tiền thu nhập sẽ khiến bạn trở nên hứng thú với những công việc của mình.
1.3 Một số nhược điểm khi đi Working Holiday
Mặc dù nghe có vẻ là một cuộc khám phá đầy thú vị nhưng đương nhiên cuộc phiêu lưu nào cũng sẽ gặp phải những thử thách và rủi ro.
Công dân sẽ dễ gặp những trường hợp rủi ro liên quan đến pháp luật như luật lao động, chi phí lao động, những vụ cướp, bắt nạt, phân biệt chủng tộc,… Vì thế, việc cân nhắc và trang bị đủ những kiến thức thiết yếu cơ bản trước khi bắt đầu vào Working Holiday là một việc vô cùng quan trọng.
Một điều rất đáng quan tâm là công dân khi trong Working Holiday phải tốn một mức chi phí về tiền sinh hoạt cá nhân, nhà ở. Với chương trình Working Holiday ở Úc, bạn cần đảm bảo có tối thiểu 5000 đô la Úc.
Như vậy bạn đã chắc chắn về việc Working Holiday là gì rồi chứ!
Tìm hiểu thêm:
- Hệ thống giáo dục Úc và những điều cần biết
- 7 Điểm chứng minh chất lượng giáo dục nước Úc hàng đầu thế giới
- 5 Đặc điểm nền giáo dục Úc nổi bật trên trường quốc tế
2. Điều kiện tham gia Working Holiday
Hiện nay, một số quốc gia đã cho phép chương trình Working Holiday như Singapore, Hàn Quốc,... và phổ biến nhất là Úc. Tuy nhiên, công dân cần lưu ý rằng là mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những điều kiện và yêu cầu tham gia khác nhau. Vì thế cho nên bạn cần phải cân nhắc và tìm hiểu kĩ về quốc gia muốn tới.
Bài viết này sẽ đề cập tới điều kiện cũng như những yêu cầu tại Úc, vì đây là điểm đến của nhiều người có nhu cầu Working Holiday ở Việt Nam nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung. Vậy thì Úc yêu cầu như thế nào về Holiday Working? Visa Working Holiday Úc là gì?
Độ tuổi là điều kiện tiên quyết khi tham gia. Độ tuổi phù hợp để công dân có thể thực hiện một chuyến Working Holiday là từ 18 tuổi và không vượt quá 31 tuổi tại thời điểm nộp hồ sơ xin visa.
Trình độ học vấn của công dân phải ở cấp Đại học hoặc Cao đẳng đang trong thời gian gap year. Đặc biệt, công dân cần phải cân nhắc thêm về một số chứng chỉ Tiếng Anh cần thiết như: tối thiểu 4.5 IELTS hoặc 32 TOEFL.
Về vấn đề an ninh xã hội, theo yêu cầu, công dân phải đảm bảo rằng mình chưa từng nhập cảnh Úc với thị thực số 417 hoặc 462 và có thể chứng minh lý lịch tốt, không có tiền án, tiền sự.
Về tài chính, có lẽ đây là vấn đề được khá nhiều người quan tâm đến. Chưa tính phí sinh hoạt hằng ngày, người tham gia cần có khoản đề phòng cho bản thân tối thiểu 5000 đô la Úc khi thực hiện Working Holiday.
3. Những công việc phổ biến trong Working Holiday
Sau khi tìm hiểu “Working Holiday là gì?” dưới đây là một số công việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi tham gia Working Holiday mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Bán hàng
- Thu nhập trung bình: 14 AUD - 18 AUD/giờ ở Úc và $15.75 ở New Zealand. Lịch làm việc một ngày thường rơi vào tầm 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong một tuần.
- Tìm việc ở đâu: Tại các cửa hàng ở Úc và có thể tìm hiểu thêm các tin tuyển dụng trực tuyến trên các diễn đàn, mạng xã hội.
3.2. Nhân viên pha chế (Bartender)
- Thu nhập trung bình: 15 AUD-18 AUD/ giờ và 16.5 $ ở New Zealand chưa kể tip.
- Tìm việc ở đâu: Tại các nhà hàng, một số quán bar hoặc bạn có thể tìm kiếm trên các diễn đàn tuyển dụng và các bài đăng trực tuyến.
3.3. Người trông trẻ
- Thu nhập trung bình: 10 AUD – 25 AUD/giờ (khi trẻ sống tại nhà bạn). 15 AUD – 35 AUD/giờ (khi trẻ sống ở nơi khác) và 9 - 10$/giờ ở New Zealand.
- Tìm việc ở đâu: Trên các nền tảng Internet để tra cứu thông tin việc làm.
3.4. Làm việc ở trang trại
- Thu nhập trung bình: Thường được trả theo số kg trái cây thu hoạch theo mùa vụ thay vì là lương theo giờ như những công việc khác
- Tìm việc ở đâu: Thông tin trực tuyến, bảng việc làm, bạn bè giới thiệu
3.5. Đầu bếp
- Thu nhập trung bình: Mức lương cơ bản ở New Zealand là 18.01 $/giờ và ở Úc mức thu nhập tầm khoảng 9 - 11 AUD/giờ.
- Tìm việc ở đâu: Tại các nhà hàng, một số quán bar hoặc có thể tìm kiếm thêm trên các website tuyển dụng và các bài đăng trực tuyến.
4. Kinh nghiệm đi working holiday tại Úc và New Zealand
Khi tham gia working holiday tại Úc và New Zealand Chuẩn bị các loại giấy tờ và khả năng tài chính: Hãy chắc chắn rằng thời hạn VISA vẫn còn hiệu lực. Lưu ý, những người muốn gia hạn visa working holiday thì nên có ít nhất 3 tháng làm việc trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp tại Úc.
Chứng chỉ tiếng Anh: Bạn cần đạt 4.5 IELTS hoặc các chứng chỉ tương đương giúp xin việc dễ hơn khi có trình độ Tiếng Anh nhất định.
Bên cạnh đó, WikiAbroad có những chia sẻ về Working holiday bạn cần để ý:
Tìm việc làm thêm ở một quốc gia mới không phải chuyện dễ dàng vì nơi đây có rất nhiều du học sinh có nhu cầu làm thêm. Vì thế, một lời khuyên dành cho bạn là cần kiên nhẫn ứng tuyển vào nhiều nơi nhất có thể để sẽ sớm tìm được vị trí phù hợp.
Việc trang bị các kỹ năng cần thiết và một lượng kiến thức đủ về phong tục tập quán, ẩm thực, cách giao tiếp khi quyết định đi đến một đất nước mới là vô cùng quan trọng. Chú ý, là nếu muốn làm nhân viên pha chế cần có chứng chỉ RSA, có kỹ năng vẽ art cho cafe.
Vì ở Úc và New Zealand hầu như phương tiện di chuyển cá nhân là ô tô cho nên việc có cho mình một bằng lái xe ô tô B2 có thể mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích sau này đấy.
Có thể nói Working Holiday là một khái niệm khá độc đáo và mới mẻ đối với các bạn trẻ ở Việt Nam, bài viết này của WikiAbroad có thể giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn một số thông tin về "Working Holiday là gì?" và giúp bạn có cho chính bản thân những lựa chọn tốt hơn, phù hợp hơn trong tương lai.